Home / Tin tức / Tìm hiểu lịch sử cờ tướng độc đáo với người chơi

Tìm hiểu lịch sử cờ tướng độc đáo với người chơi

Cờ tướng được biết đến là môn thể thao vô cùng trí tuệ. Trò chơi này được nhiều người chơi và còn được đưa thi đấu các giải quốc tế. Cùng tìm hiểu lịch sử cờ tướng độc đáo với người chơi qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Lịch sử cờ tướng

Nguồn gốc Cờ Tướng là vấn đề rất thú vị, hiện nay vẫn còn đang tranh luận và tiếp tục được tìm tòi, khảo cứu. Ai là người phát minh Cờ Tướng? Dân tộc nào là ông tổ của Cờ Tướng? Trung quốc hay Ấn độ ?

lich-su-co-tuong
Cờ Tướng do cờ Lục bác phát triển mà thành

Xem ngay: lịch sử Hồ Tây để biết thêm thông tin

Hiện tại trên thế giới có 2 quan điểm về nguồn gốc ra đời của Cờ Tướng như sau:

  1. Cờ Tướng do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với cờ tướng đang có để trờ thành cớ tướng ngày nay.
  2. Cờ Tướng là do cờ Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.

Giả thuyết 1 được sự ủng hộ chủ yếu là từ các trang web của Trung quốc trong đó có wikipedia (tiếng Trung).Theo giả thuyết này thì Cờ Tướng đã có ở Trung quốc rất lâu trước khi người Ấn có Saturanga. Trong các tác phẩm từ thời Chiến quốc như “ Thuyết Uyển” và “Chiêu hồn-Sở từ” đã có nhắc đến cờ tướng (mà người Trung quốc vẫn gọi là Tượng kỳ). Giả thuyết 2 được các học giả phương Tây và cả trang wikipedia (tiếng Việt) ủng hộ.

Tuy nhiên cả 2 lí thuyết đều đồng thuận rằng Cờ Tướng ra đời từ thế kỉ thứ VII, có xuất xứ liên quan đến cờ Saturanga của Ấn Độ, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI ( có trước cờ tướng khoảng 200 năm). Cờ Saturanga sau đó đi về Phương Tây để phát triển thành cờ vua, và đi về phía Đông phát triển thành cờ tướng.

Xuất xứ tên gọi Cờ Tướng

lich-su-co-tuong
Bàn Cờ Tướng thật sự là một trận địa sinh động

Click ngay: lịch sử cốc cốc để biết thêm thông tin

Bàn Cờ Tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v…, vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa “tượng” là hình tượng, tức là cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng.

 Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là “tượng kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra “tượng kỳ” có nghĩa là cờ voi.

Mà có khi chữ “tượng” là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên cả hai ý nghĩa trên, vì chữ “tượng” chỉ có một cách viết mà thôi và nó có hình dáng con voi thật.

Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là “Quốc tế tượng kỳ” (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Trên đây là lịch sử cờ tướng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Nga

Check Also

Tuyển sinh Điều dưỡng Cao đẳng năm 2024 như thế nào?

Hiện nay các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đăng ký …