Home / Lịch sử Việt Nam / Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám

Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám

Trải qua gần một nghìn năm lịch sử, Văn miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu giữa lòng thủ đô. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám.

Mục Lục

1. Lịch sử ra đời của Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông) để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Đồng thời, nó cũng mang chức năng của một trường học Hoàng gia. Đến năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu với vai trò là trường học dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý trong triều đình.

Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận cả con những gia đình thường dân có học lực xuất sắc. Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử.

Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu được xây dựng vào năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông

Đến năm1370, sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1785, Vua Lê Hiển Tông đổi Quốc Tử Giám thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, nhà Thái học đổi thành nhà Khải Thánh.

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…

Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, tháng 5/2012, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

2. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám

Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám không những là minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng giáo dục mà còn thể hiện cả lý tưởng xây dựng nền trị đạo nhân nghĩa trên đất nước ta.

Có thể nói, xây dựng Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong xã hội vẫn được tham gia học.

Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 không đóng khung trong địa hạt văn hóa- giáo dục. Đây là thời gian đất nước ta mới giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc.

Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám
Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, Văn miếu Quốc Tử Giám còn mang ý nghĩa lich sử sâu sắc

Năm 1253, vua thứ hai của nhà Trần là Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Chức năng của một trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ làm cho giá trị lịch sử của Quốc Tử Giám. Văn Miếu cùng ngày càng được nâng cao. Trường Quốc học Giám được nâng dần lên tới mức đại học và chính thức được đạt lên Thái Học Viện.

Hiện nay, dù không còn giữ được đủ bia, nhà bia trường Giám cũng đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Những nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại.

Qua thời gian và những biến cải của lịch sử, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long càng khẳng định được giá trị là nơi lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng di sản văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc.

Trên đây là ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin  hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments Box
Rate this post

About onthi

Check Also

lich-su-nha-tran

12 vị vua trong lịch sử nhà Trần là ai?

Lịch sử nhà Trần (1225-1400) là một trong những triều đại vĩ đại trong lịch …