Home / Lịch sử Việt Nam / Những ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945

Những ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hãy tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945 trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945

Cách mạng Tháng Tám (ngày 19/8/1945) thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Kết quả của cuộc cách mạng này là chính phủ cũ giải tán và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đã chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam và kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Đồng thời đưa dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945Những ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945

Xem thêm: Phong trào Cần Vương là gì? Ý nghĩa của phong trào Cần Vương

Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, xâm lược nếu có tinh thần yêu nước, đường lối đúng đắn, sáng tạo, đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do; đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và biết tranh thủ sức mạnh của thời đại thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

Do đó, ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Có thể nói, cuộc cách mạng này ở Việt Nam là tấm gương, là nguồn cổ vũ cho các quốc gia, dân tộc đang áp bức ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh…

Bên cạnh đó, thắng lợi của cuộc cách mạng cũng góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Đồng thời giáng một đòn chí mạng vào nền móng của chủ nghĩa thực dân cũ; cùng với Liên Xô, các lực lượng tiến bộ trên thế giới và quân đồng minh đánh đổ chủ nghĩa thực phát xít, giữ vững hòa bình cho khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, đây còn là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cùng với đó là sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; cũng là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á.

Bài học kinh nghiệm từ cuộc cách mạng tháng Tám

Bài học thứ nhất, dân tộc ta có một đảng cách mạng tiên phong, có sự sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tài tình. Đồng thời tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Trong từng hoàn cảnh cụ thể của các giai đoạn lịch sử, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng. Bên cạnh đó phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Bài học thứ hai là Đảng ta đã xây dựng lực lượng cách mạng và làm cho lực lượng này đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng ta đã dựa vào sức mạnh của nhân dân về vật chất và tinh thần để đấu tranh với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ đang tồn tại để lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945Những ý nghĩa lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945

Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử dựng nước vua Hùng Văn Lang

Bài học thứ ba là Đảng ta nắm bắt được thời cơ thuận lợi, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ và đưa ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng thời điểm được thể hiện cụ thể trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 được phát đi trong đêm 13/8/1945. Do đó, cuộc cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất khi chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại và phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang phát triển mạnh.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đó là Đảng ta đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post

About onthi

Check Also

lich-su-nha-tran

12 vị vua trong lịch sử nhà Trần là ai?

Lịch sử nhà Trần (1225-1400) là một trong những triều đại vĩ đại trong lịch …