Việc nắm bắt và ghi nhớ kiến thức luôn là vấn đề gây trở ngại cho học sinh. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số bí kíp giúp bạn nắm bắt kiến thức nhanh cũng như nhớ kiến thức lâu hơn.
Hình dung và tưởng tượng
Theo chia sẻ của những tin tức tư vấn, hình dung và tưởng tượng cũng là yếu tố giúp bạn nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học qua việc sáng tạo như vẽ, tô màu, sử dụng những màu sắc sống động và sự hình dung.. về cơ bản tất cả những thứ này đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng của chúng ta.
Khi đi học, người lớn lại dạy chúng ta quên hết những điều này và bắt chúng ta phải ghi nhớ bằng não.Tất nhiên, không phải ai cũng hợp với cách đó, nhiều người học đuối hơn và hình thành tư tưởng ‘mình không thông minh bằng các bạn khác.
Thực tế thì, việc kết nối những khái niệm trừu tượng với hình ảnh cụ thể là một cách hữu hiệu để giúp bộ não dễ dàng nắm bắt hơn.Phương pháp này không những hữu ích cho quá trình học, giúp bạn nắm bắt được sự tương quan giữa các khái niệm, mà còn giúp kích thích não bộ và duy trì hứng thú học tập cho bạn.
Ghi lại những gì bạn đang ghi nhớ
Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn đang cố gắng để ghi nhớ thông tin từ một bài giảng. Sử dụng một máy ghi âm để theo dõi tất cả những sự kiện, diễn biến trong tiết học và lắng nghe nó. Nếu bạn đang cố nắm bắt một bài phát biểu, hãy đọc thật to, ghi âm lại những gì bạn đọc bài phát biểu lớn tiếng và lắng nghe giọng nói của chính mình nói. Đây chính là giải pháp hữu ích cho những bạn học bằng thính giác bởi nó đảm bảo rằng bạn đang được đặt trong bối cảnh từ một bài giảng và sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin nhanh hơn.
Sử dụng phương pháp logic
Phương pháp logic hay còn gọi là phương pháp liên hệ đòi hỏi bạn dùng trí tưởng tượng của chính mình, dựng lên một ‘câu chuyện’ và liên hệ từng chi tiết với nhau tạo thành một mạch truyện.
Trương hợp bạn muốn nhớ một dãy những đồ cần mua như là cam, sữa, chuối, mật ong, bạn có thể tưởng tượng ra một người đàn ông mặc đồ màu cam (cam) mang một con bò (sữa) đến cho một con khỉ (chuối) từng bị ong đốt (mật ong).
Áp dụng việc lặp lại để tích lũy ghi nhớ
Đối với mỗi dòng văn bản, hãy lặp lại vài lần và cố gắng nhớ lại mà không cần nhìn. Để có thể ghi nhớ được cả đoạn hay bài , chỉ cần thêm những thông tin mới với những gì bạn vừa học được theo phương thức lũy tiến. Cách thức này sẽ giữ tất cả những trong bộ nhớ ngắn hạn của bạn mà không trôi mất. Hãy làm điều này cho đến khi bạn đã thuộc lòng phần đó và bạn có thể bắt đầu nhớ lại toàn bộ. Cần lưu ý là không học sang phần khác nếu như bạn chưa học thuộc lòng hoàn toàn. Cách học này chủ yếu áp dụng cho những bạn học theo cách tưởng tượng nhưng nếu bạn đọc to để ghi nhớ thì bạn cũng đang áp dụng thính giác.
Dạy cho một ai đó (hoặc chính bạn)
Theo những chuyên gia giảng dạy trường Cao đẳng Dược Hà Nội, phương pháp hiệu quả nhất để gợi nhớ lại mọi thứ chính là truyền đạt thông tin cho người khác. Bạn có thể làm điều này theo nhiều cách khác nhau. Có thể giảng dạy những kiến thức với một người nào đó ngồi ngay trước mặt bạn .Cách thức này đem lại hiệu quả bằng việc tạo ra những bài kiểm tra cho những người khác.