Home / Lịch sử Việt Nam / Lịch sử phủ Tây Hồ – chốn linh thiêng của người dân Hà thành

Lịch sử phủ Tây Hồ – chốn linh thiêng của người dân Hà thành

Đến Phủ Tâу Hồ ᴄhắᴄ hẳn du kháᴄh ѕẽ không khỏi trầm trồ thán phụᴄ ᴠề mảnh đất địa linh nhân kiệt, phong thủу ᴠượng khí ᴄủa nơi đâу. Bài ᴠiết dưới đâу ѕẽ giúp độᴄ giả hiểu thêm ᴠề lịch sử phủ Tây Hồ.

Mục Lục

Giới thiệu về lịch sử phủ Tây Hồ Hà Nội

Nhiều người thường thắc mắc phủ Tây Hồ thờ ai mà được nhiều người tôn kính và đến dâng lễ, thắp hương đến vậy. Câu trả lời là phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những nhân vật truyền thuyết của lịch sử Việt Nam.

Tương truyền rằng khi xưa bà là con gái của Ngọc Hoàng nhưng vì lỡ tay làm vỡ ly ngọc quý của cha nên bị đày xuống hạ giới. Bà đã dạo quanh khắp mọi nơi và chọn Hồ Tây làm nơi dừng chân để sinh sống. Bà là người sống đức độ, tài hoa, giúp đỡ nhân dân trừ gian diệt ác, bảo vệ dân chúng  nên được người dân tôn làm Thánh mẫu.

Lich-su-phu-Tay-Ho-Ha-Noi
Lịch sử phủ Tây Hồ Hà Nội

Xem thêm:

Trong một lần dạo chơi quanh hồ, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đã tình cờ gặp được bà chúa Liễu Hạnh và đem lòng thương nhớ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Trạng lên đường bái kiến vua quan, bà đã rời đi. Vì quá nhớ thương nên Trạng và người dân xung quanh đã dựng nên phủ Tây Hồ để thờ bà. Từ đó đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đền thờ ấy vẫn được gìn giữ vẹn nguyên.

Khám phá Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một quần thể gồm Phủ Chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu được bố trí theo thứ tự từ trong ra ngoài. Kiến trúc chính của Phủ được xây theo kiểu tam quan, có 3 nếp Tam Tòa Thánh Mẫu. Phủ chính có quy mô lớn nhất với mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, trên mái có ghi “Tây Hồ hiển tích” bằng tiếng Hán khá tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ.

Phu-Tay-Ho-tho-ai
Phủ Tây Hồ thờ ai

Qua tam quan, du khách sẽ dừng chân tại phương đình với 2 tầng 8 mái. Nhà tiền tế, hậu cung nằm ở ngay sau phương đình. Bên cạnh Tam quan là Điện Sơn Trang có 3 tầng, 8 mái cong. Trong đó lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 gian với 3 động Sơn Trang. Ở ngoài sân của phủ Tây Hồ là khu nhà khách lầu cô, lầu cậu.

Sâu trong phủ nổi bật lên là 3 pho tượng song song của 3 vị mẫu hợp thành Tam phủ: Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng; Mẫu Thoải (thủy) mặc áo trắng tượng trưng cho nước; Mẫu Địa mặc áo vàng tượng trưng cho đất. Người ta dựng đền thờ ba vị mẫu này là để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn vì đã tạo cho chúng sinh một cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Với thông tin về di tích lịch sử phủ Tây Hồ mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngôi phủ này. Nếu có dịp đến Hà Nội, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm phủ Tây Hồ một lần.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Huệ

Check Also

Tóm tắt lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời đại

Dân tộc ta mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến chia cắt đất nước nhưng …