“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ 10/3” Thật đúng như vậy, hàng năm, chúng ta luôn có một ngày giỗ lớn để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng đã gây dựng đất nước. Và các vua hùng đã có công dựng nước như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết.
Các vua hùng đã có công dựng nước
Xưa kia kể lại rằng, Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế sinh ra Đế Nghi. Khi đi tuần ở phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Chàng trai này được nhận xét là thông minh và được Đế Minh nhằm cho nối ngôi. Thế nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
các vua hùng đã có công dựng nước
Con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long và Kinh Dương Vương lấy nhau và sinh ra người con trai tên Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước. Sau đó, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, nàng là con gái của Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.
Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:
Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.
Lạc Long Quân liền rước Âu Cơ về núi Long Trang
Lạc Long Quân bảo rằng:
Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.
Âu Cơ cùng năm mươi con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.
Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu.
Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi
Lãnh thổ của nước Văn Lang được xác định ở khu vực đồng bằng sông Hồng, phía đông bắc giáp với Âu Việt, phía tây bắc thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam và một phần đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay, phía đông giáp với biển Đông, phía tây tiếp giáp và chạy dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc Lào Cai, Sơn La ngày nay), phía nam giáp Hồ Tôn Tinh (hay Hồ Tôn), một quốc gia Champa cổ. Dân số của Văn Lang khoảng 40, 50 vạn người, chủ yếu phân bố ở khu vực trung du, hạ du sông Hồng và sông Mã.
Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN. Nước Văn lang cai trị theo lối cha truyền con nối tới tận 18 đời vua. Sau đó thì từ biên cương phía Bắc đánh bại bởi Thục Phán. Từ đây, Thục Phán xưng là An Dương Vương lên ngôi vua và , đổi quốc hiệu là Âu Lạc.
*** Tham khảo thêm: Tìm hiểu về lịch sử vua hùng và vua hùng họ gì?
Qua bao nhiêu năm, Các vua Hùng đã có công dựng nước và đúng thật như Bác Hồ đã nói “ Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”.