Lịch sử âm nhạc là lịch sử của thẩm mỹ và các xu hướng trong nhiều thập kỷ. Âm nhạc Việt Nam giống như một dòng chảy bất tận với nhiều nhánh nhỏ khác nhau và các thể loại âm nhạc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về lịch sử âm nhạc Việt Nam, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Âm nhạc là bộ môn dành cho những người có năng khiếu tuy nhiên dành phục vụ cho tất cả mọi người. Có thể thấy rằng âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay như:
Âm nhạc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi: Tinh thần của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả nếu lúc mệt mỏi, căng thẳng bạn bật bài nhạc mình yêu thích và cùng hòa vào giai điệu bài hát đó. Lúc này các hormone căng thẳng trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể.
Âm nhạc giúp cảm xúc thăng hoa: Có rất nhiều các dòng nhạc, thể loại khác nhau nên nếu bạn tìm được bài hát phù hợp sẽ đồng điệu theo từng bản nhạc và giúp cảm xúc trở nên thăng hoa nhất.
Âm nhạc giúp kết nối với nhau: Âm nhạc là món ăn tinh thần cho cả thế giới và có thể gắn bó nhiều người khác dòng máu, dân tộc, vị trí địa lý và đẳng cấp lại với nhau.
Âm nhạc giúp tăng khả năng ghi nhớ: Những bản nhạc cổ điển, nhạc Baroque, piano không lời… sẽ giúp cho con người tập trung, gia tăng khả năng ghi nhớ…
Mục Lục
Lịch sử âm nhạc Việt Nam
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau và giống như một dòng chảy liên tục theo nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Lịch sử âm nhạc Việt Nam có đầy đủ các sắc thái và mang đến cho người thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc.
Mỗi thời kỳ, giai đoạn thì lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ mang đến những ý nghĩa và nét đặc trưng riêng biệt, cụ thể như:
Âm nhạc Việt Nam ở giai đoạn sơ khai
Tiêu biểu nhất của thời kỳ này là chiếc trống đồng Đông Sơn đây cũng bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua việc phát hiện khảo cổ về các nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá.
Những chiếc trống đồng Đông Sơn với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối điều này thể hiện trình độ cao, kỹ năng và nghệ thuật cùng với các văn hóa phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người qua thời kỳ dựng nước. Tuy nhiên chức năng chính của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí.
Trống đồng sẽ được đánh vào vành 1 – 3 được nốt Si giáng, ở vành 4 – 5 được nốt Mi và Fa, ở vành 7 cũng được nốt Si giáng.
Âm nhạc Việt Nam giai đoạn bị đô hộ
Trong thời gian bị giặc Phương Bắc xâm chiếm nền âm nhạc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung Hoa và sử dụng chủ yếu các nhạc cụ như đàn tranh, đàn nhị, đàn tỳ bà.
Bên cạnh đó nền âm nhạc trong thời kỳ này còn bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác như Chăm Pa, Ấn Độ… Do ảnh hưởng các yếu tố từ âm nhạc nước ngoài và Việt Nam tạo ra những loại hình âm nhạc cổ truyền đặc trưng của từng vùng miền như chèo, ca trù, hát xẩm, hò, cải lương, quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử…
Tiếp sau đó Việt Nam chịu sự đô hộ của thực dân Pháp nên đã bị ảnh hưởng từ âm nhạc Phương Tây. Đây chính là tiền đề của sự ra đời tân nhạc Việt Nam vào cuối thập niên 1930 cùng với dòng nhạc tiền chiến.
Đến giai đoạn đất nước chia đôi 2 miền Nam – Bắc thì tại miền Bắc nhạc cách mạng ra đời sau năm 1945 với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ và sau đó trở thành trụ cột của nền âm nhạc Việt Nam. Những ca khúc nhạc đỏ có ý nghĩa lý tưởng hóa gắn liền với cuộc sống xã hội với không gian, thời gian cụ thể. Cùng lúc đó tại miền Nam thịnh hành với nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng bolero, nhạc trẻ, du ca. Cùng với lời ca đậm chất đời thường, mộc mạc mà nhiều thể loại vẫn sống mãi đến tận bây giờ.
Xem thêm:
Thời kỳ thống nhất và phát triển đất nước
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước do các dòng nhạc vàng không phù hợp với chủ trương chính trị nên bị cấm hoàn toàn. Theo đó các ca sĩ nhạc vàng sẽ được khuyến khích hát sang thể loại nhạc đỏ – nhạc truyền thống cách mạng.
Thời điểm đó có rất nhiều các ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, bên cạnh đó nhiều bài hát thuộc thể loại tiền chiến và tình ca cũng bị hạn chế lưu hành. Lúc này cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.
Trong giai đoạn này đề tài sáng tác chủ yếu là:
- Ca ngợi Đảng, ca ngợi Hồ Chí Minh.
- Ca ngợi chiến công của cuộc kháng chiến.
- Ca ngợi các phong trào lao động tập thể.
- Tình yêu lứa đôi và tình yêu quê hương đất nước.
Sau Đại hội Đảng lần VI với chủ trương đổi mới, văn hóa nghệ thuật cũng được mở hơn và từ đó thể loại nhạc vàng dần xuất hiện trở lại.
Ở thời điểm hiện tại nhạc truyền thống đã đang dần bị thay thế bởi thể loại nhạc giải trí, các ca khúc quần chúng lấn át giao hưởng thính phòng, dần dần nhạc cổ truyền ít có điều kiện để phát triển.
Cuốn theo các dòng nhạc ngoại nhập là giới trẻ ngày nay và các dòng nhạc thị trường như hiện tại. Tuy nhiên dòng nhạc này ít có giá trị lâu đời như các thể loại nhạc cổ truyền.
Hy vọng bài viết ở trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin hữu ích về lịch sử âm nhạc Việt Nam.