Home / Lịch sử Phương Đông / Tìm hiểu câu chuyện Loạn Bát Vương cuối thời nhà Tấn

Tìm hiểu câu chuyện Loạn Bát Vương cuối thời nhà Tấn

Tấn Võ Đế trao quyền vương cho tất cả con em cùng họ, mỗi người có quân đội, thống trị riêng. Thay vì ủng hộ, thống trị một phép cho họ Tư Mã vững chắc thì kết quả đi theo chiều ngược lại, tình hình rối ren. Câu chuyện Loạn Bát Vương bắt đầu từ đây.

Mục Lục

Lịch sử bắt nguồn Loạn Bát Vương

Năm 290 công nguyên, Tấn Võ Đế có trọng bệnh không thể giao triều chính cho thái tử vì là người khiếm trí. Tất cả việc quan trọng đều do cha hoàng hậu là Dương Tuấn và chú là Nhữ Nam Vương-Tư Mã Lương nắm quyền. Tuy nhiên với tính tham vọng của Dương Tuấn đã câu kết cùng đồng bọn đứng sau việc triều chính ngay cả khi thái tử bù nhìn Tư Mã Trung lên ngôi vua.

Chư hầu cùng hoàng hậu Giả Nam Phương đều không phục, luôn tìm cách hạ bệ Dương Tuấn. Họ kết bè cùng Nhữ Nam Vương-Tư Mã Lượng và Sở Vương-Tư Mã Vĩ công khai Dương Tuấn mưu đồ tạo phản, đưa ra cái chết. Bà phong Tư Mã Vĩ lên ngôi, cai quản triều chính tuy nhiên tạo tranh giành với Tư Mã Lượng, gây mâu thuẫn với Tư Mã Vĩ. Bà giả hoàng hậu đã lợi dụng Tư Mã Vĩ giết chết Tư Mã Lượng, rồi dẹp nốt Tư Mã Vĩ.

Giả hoàng hậu mạo danh thái tử viết một lá thư bức Tấn Huệ Đế thoái vị, tìm cách mời thái tử đến uống rượu, khi thái tử đã say hơi men, lừa người chép lại bức thư đó. Giả hoàng hậu cho gọi Tấn Huệ Đế và các đại thần trong triều lại, đổ oan  thái tử mưu làm phản bằng chính lá thư do thái tử viết, phế truất ngôi ngay sau đó. Các đại thần đều biết rõ mưu đồ tham vọng đen tối của bà giả hoàng hậu, họ không can tâm dẫn đến câu chuyện ” Bát vương chi loạn” sau này.

Loan-bat-chi-vuong-cuoi-thoi-Tan

Chân dung 8 vị vương thời Tấn

Xem thêm: Phong trào Cần Vương là gì? Ý nghĩa của phong trào Cần Vương

Diễn biến Loạn Bát Chi Vương

Tuy nhiên Giả Hoàng hậu không sinh được con trai, lo sợ tương lai không nắm giữ được quyền hành liền mưu mô cho con trai em gái với Hàn Thọ vào, tự khi do mình sinh ra. Đưa con trai vào cung, hoàng hậu đã ép vị thái tử được Huệ Đế phong trước đó, ép họ tự tử bằng thuốc độc và phong con trai mình lên ngôi thái tử.  Khi tin tức được lan ra, Nhà Tư Mã đã nổi dậy chống đối. Tư Mã Luận tự danh xưng Giả hậu khai trừ thái tử, cho quân vào trong triều hạ sát Giả hoàng hậu, phế Huệ Đế và tự xưng vương.

Tề vương Tư Mã Quýnh trấn thủ Hứa Xương khi biết tin đã rất thù hận, cho bài Hịch văn để hô hào mọi người chống lại Tư Mã Luân. Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Hà Gian vương Tư Mã Ngung liên kết cùng Tư Mã Quýnh để chống lại Tư Mã Luân. Cuộc chiến 4 ông vương bắt đầu.

Sau 60 ngày chinh chiến, chém giết lẫn nhau có đến mười vạn người chết, sau cùng  Tư Mã Luân thất bại, bị giết. Tề vương Tư Mã Quýnh cho quân đánh vào Lạc Dương. Sợ Tư Mã Dĩnh và Tư Mã Ngung đấu nhau, giả phục lại chức Huệ Đế, yêu cầu  Huệ Đế cho mình chức Đại Tư mã, nắm giữ triều chính.

Hà Gian vương Tư Mã Ngung cho quân vào Lạc Dương đánh Tư Mã Quýnh. Trường Sa vương Tư Mã Nghệ giả khởi binh ủng hộ Tư Mã Ngung, cho hơn trăm kỵ binh, đánh vào Lạc Dương, hạ Tư Mã Quýnh, chỉnh lại triều chính. Với số lượng 8 vương đã chết mất 4, cuộc chiến xoay quanh  3 vương là Trường Sa vương Tư Mã Nghệ, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Hà Gian vương Tư Mã Ngung .

Tư Mã Ngung và Tư Mã Dĩnh liên kết với nhau cùng đánh Tư Mã Nghệ. Sau khi giết được Tư Mã Nghệ, Tư Mã Dĩnh đánh quân mạnh vào Lạc Dương, tự phong Thừa tướng, nắm lấy chính quyền.

Loan-bat-chi-vuong-cuoi-thoi-Tan

Kết thúc triều Tấn, chấm dứt cuộc chiến

Vương Tuấn, Thích sử U Châu luôn mang hận với Tư Mã Dĩnh, khi Dĩnh lên ngôi, cấu kết với tộc Tiên Ty, tộc Ô Hoàn khởi chiến chống Tư Mã Dĩnh. Dĩnh thấy Vương Tuấn cử người sang Hung Nô, nhờ Tả Hiền vương Hung Nô Lưu Uyên trợ lực. Tuy nhiên Vương Tuấn hạ được Tư Mã Dĩnh ép Huệ Đế tới Trường An. Trường An thuộc quyền Hà Gian vương Tư Mã Ngung, khi thấy Dĩnh thua trận, nhân cơ hội đã dẹp Dĩnh, khống chế Huệ Đế, làm chủ mọi quyền hành.

Đông Hải vương Tư Mã Việt khi thấy quân Vương Tuấn mạnh liền câu kết cùng Vương Tuấn đánh vào Quan Trung. Hạ được Tư Mã Ngung, tiến vào Trường An đưa Huệ Đế cùng Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngung quay lại Lạc Dương. Tư Mã Việt giết chết Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngung đầu độc Huệ Đế, lập Tư Mã Xí làm Hoàng đế, lịch sử goi là Tấn Hoài Đế. Cuộc chiến Bát vương chính thức kết thúc.

Cuộc chiến 16 năm dài, toàn cảnh tan hoang, dân chúng ly tán, khiến triều Tây Tấn bị ảnh hưởng. Triều Tây Tấn dần tới chỗ diệt vong.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)

About onthi