Công đoàn chính là tổ chức được lập ra để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên cũng có không ít những người chưa hiểu rõ về nhiệm vụ, chức năng, lịch sử công đoàn Việt Nam. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn bao gồm giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tạo nên. Tổ chức công đoàn ra đời với mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp lao động nhằm bảo vệ quyền hạn và lợi ích của người đi làm. Tổ chức công đoàn cũng chính là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mục Lục
Lịch sử Công đoàn Việt Nam
Cuối năm 1924 – đầu năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu đã đề ra tôn chỉ mục đích hoạt động của Công Hội, tiếp đến đào tạo hàng loạt các cán bộ ưu tú trong tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt chính là Cộng sản Đoàn. Ngoài ra người cũng đề ra việc “vô sản hoá” – đi vào các xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền để vận động giáo dục công nhân vào tổ chức Công Hội.
Đến cuối năm 1928 – đầu năm 1929 có nhiều tổ chức Công hội đỏ được thành lập ở các xí nghiệp và phát triển. Sau đó dần dần được thống nhất thành tổng Công hội đỏ cấp tỉnh, thành phố.
Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ miền Bắc đã khai mạc. Trong đại hội đã thông qua các nhiệm vụ đấu tranh và điều lệ tóm tắt, từ đó quyết định ra tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ, bầu ban chấp hành.
Tháng 11/1983 tại Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc thứ V, theo quyết định của Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929 trở thành ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trải qua các thời kỳ cách mạng mà công Đoàn Việt Nam đã thay đổi nhiều tên gọi với các nhiệm vụ ở từng giai đoạn như:
1- Công hội Đỏ ( năm 1929 – 1935)
2- Nghiệp đoàn ái hữu ( 1935 – 1939).
3- Công nhân phản đế ( 1939 – 1941).
4- Công nhân cứu quốc ( 1941 – 1945).
5- Tổng LĐLĐ Việt Nam ( 1946 – 1961).
6- Tổng Công đoàn Việt Nam ( 1961 – 1988).
7- Tổng LĐLĐ Việt Nam ( 1961 đến nay).
Các tổ chức công hội sơ khai ra đời, đặc biệt là tổ chức Công hội Đỏ do người công nhân ưu tú Tôn Đức Thắng sáng lập ra đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam ở những thập niên đầu thế kỷ 20. Cũng từ đây đã tạo được bước ngoặt lớn trong phong trào lịch sử của công nhân là chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
Kể từ khi ra đời đến nay Công Đoàn Việt Nam đã rất trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và đặt ra mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời đại diện bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, người lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do…
Vị trí và chức năng của công đoàn Việt Nam
Vị trí của công đoàn Việt Nam
Trong hệ thống chính trị xã hội Công Đoàn là thành viên:
- Đối với Đảng: Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và là chỗ dựa vững chắc, nối liền quần chúng với Đảng.
- Đối với Nhà nước: Công Đoàn chính là trợ thủ đắc lực, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý để công đoàn hoạt động.
- Đối với tổ chức chính trị, xã hội khác: Công đoàn chính là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tạo điều kiện cho nhau hoạt động thông qua các Nghị quyết liên tịch.
Chức năng của Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam thực hiện các nhóm chức năng chính bao gồm:
- Công đoàn đại diện, bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, ngoài ra sẽ có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống của người lao động.
- Trở thành đại diện và tổ chức người lao động tham gia vào quản lý cơ quan, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội… thực hiện quyền kiểm tra và giám sát các hoạt động của tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm tổ chức, động viên, giáo dục người lao động nhằm phát huy vai trò làm chủ đất nước, đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ Quốc.
Xem thêm:
- Lịch sử bóng đá Việt Nam qua các giai đoạn
- Hướng dẫn cách xem lịch sử giao dịch Vietcombank nhanh nhất
Vai trò của Công đoàn Việt Nam
Qua các thời kỳ mà vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đặc biệt trong giai đoạn xã hội ngày càng phát triển nên vai trò của công đoàn Việt Nam ở các lĩnh vực càng được đẩy mạnh hơn:
* Lĩnh vực Chính trị: Công đoàn Việt Nam sẽ giúp tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân từ đó sẽ đảm bảo phát huy được quyền làm chủ của nhân dân lao động, dần hoàn thiện nên dân chủ xã hội và thực thi tốt pháp luật, đảm bảo sự ổn định về chính trị.
* Trong lĩnh vực kinh tế: Tổ chức công đoàn tham gia vào việc xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế từ đó sẽ xóa bỏ bao cấp, quan liêu và tập trung củng cố nguyên tắc trên cơ sở mở rộng dân chủ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước để có thể nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
* Trong lĩnh vực văn hoá – tư tưởng: Công đoàn sẽ phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp tại các tập thể, công ty, tổ chức để phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc
* Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Có tính tổ chức kỷ luật, có nhãn quan chính trị, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật như vậy sẽ tạo thành nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân và trở thành tăng cường sức mạnh của Nhà nước, cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngày lịch sử Công Đoàn Việt Nam. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa.