Bác sĩ tâm lý học ngành gì là vấn đề được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên của các quý độc giả.
Mục Lục
1. Bác sĩ tâm lý học ngành gì?
Ở thời điểm hiện tại, kinh tế xã hội của Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống con người vì thế cũng ngày càng trở nên phong phú và trở thành thế giới kỳ bí để có thể lý giải, nghiên cứu. Dẫu vậy, xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng phải đối diện với nhiều áp lực và stress hơn. Những vấn đề đau đầu như trầm cảm, tự kỉ, rối loạn cảm xúc,… ngày càng diễn ra phổ biến và khá phức tạp. Chính vì vậy, nhu cầu chia sẻ tâm lý, thấu hiểu của con người cũng được tăng lên rõ rệt.
Rõ ràng, đây được xem là thách thức lớn của xã hội nhưng lại là “cơ hội vàng” để các nhà tâm lý học có thể nắm bắt cơ hội của mình. Nếu giao tiếp là chìa khóa của thành công thì việc thấu hiểu tâm lý của con người là mấu chốt của mọi quan hệ giao tiếp.
Những người hành nghề Tâm lý học được so sánh, ví von với những “bác sĩ tâm hồn” bởi đặc trưng “tư vấn – trị liệu” và “thấu hiểu – giao tiếp”. Các nhà tâm lý học sẽ giữ vai trò đồng hành và đề ra những giải pháp trị liệu phù hợp để giúp người bệnh có thể tự tin hơn, ổn định tâm lý và tìm lại hạnh phúc và động lực trong cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bác sĩ tâm lý học ngành gì? Đôi nét về Bác sĩ tâm lý
Sau khi ra trường, các cử nhân ngành tâm lý học còn có nhiều cơ hội để có thể chọn lựa các công việc hấp dẫn như chuyên viên tư vấn tại các đài truyền hình, đài phát thanh hay các trường Đại học, Cao đẳng và các công ty. Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm việc liên quan tới các lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, quản lý tuyển dụng nhân sự; công tác tại các tổ chức chính trị xã hội hay làm văn hóa tại các doanh nghiệp. Chưa dừng lại ở đó, các bạn còn có thể làm các công tác nghiên cứu tâm lý, tham gia giảng dạy tại các trường học, viện nghiên cứu tâm lý.
Theo khảo sát từ nhiều nguồn tin uy tín, mức lương bình quân của các cử nhân ngành Tâm lý học hiện tại là từ 8 đến 10 triệu đồng. Rõ ràng, tương lai ngành tâm lý học được đánh giá là khá rộng mở. Ngoài ra, mức thu nhập của các bạn có thể tăng nhiều hơn nếu các bạn biết nắm bắt, đảm nhận thêm các công việc hấp dẫn như: nhà diễn thuyết tâm lý, diễn giả kỹ năng mềm, chuyên viên trị liệu, tư vấn tâm lý tại nhà,…
2. Một số nghề nghiệp cụ thể trong ngành tâm lý học
Ở thời thời điểm hiện tại, nước ta vẫn chưa có chức danh cụ thể dành cho chuyên ngành tâm lý học. Dẫu vậy, thực tế cho thấy các sinh viên ngành tâm lý học có không ít cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể, các em sẽ được làm các công việc cụ thể như sau:
Nhà trị liệu tâm lý
Là một nhà trị liệu tâm lý, các em có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm trị liệu,… Các em sẽ hỗ trợ hết mình cho các Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học. Ngoài ra, các em hoàn toàn có thể làm độc lập. Nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp những người cho nhu cầu trị liệu được hiểu, được phải quyết những mâu thuẫn tâm lý nhỏ bên ngoài.
Tùy vào các trường hợp cụ thể, các nhà trị liệu tâm lý có thể sử dụng, áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau như trị liệu hành vi, trị liệu gia đình, trị liệu theo phương pháp nhận thức,…
Nhà tâm lý học đường
Cụ thể, các em sẽ được làm việc tại các trường học và công việc chính của các em đó là phòng ngừa, hỗ trợ những thất bại, khó khăn trong đời sống tinh thần của các em học sinh. Từ đó giúp các học sinh giải đáp nhiều khúc mắc trong đời sống, thành tích học tập cũng vì thế mà tốt hơn.
Bác sĩ tâm lý học ngành nào?
Chuyên viên tham vấn
Một trong những lĩnh vực mà người học ngành tâm lý có thể làm đó chính là chuyên viên tham vấn. Các chuyên viên tham vấn có thể làm việc ở những môi trường rất rộng như những trung tâm tư vấn, các dự án phi chính phủ, các đường dây nóng,… Nhìn chung, công việc của các chuyên viên tư vấn thường liên quan đến những vấn đề tình yêu, gia đình và hôn nhân.
Công việc chủ yếu của các chuyên viên tham vấn đó chính là gặp gỡ, trò chuyện để giúp mọi người nhận thức rõ hơn những vướng mắc mà mình đang gặp phải và có thể tìm ra những cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Thông thường, họ không đưa ra cách thức tiến hành thậm chí cả lời khuyên để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhà tâm lý học
Cac nhà tâm lý học có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các phòng nghiên cứu hay giảng dạy tại các trường Đại học hay Cao đẳng trên toàn quốc. Ngoài ra, các em còn có thể làm việc tại phòng truyền thông của các công ty, doanh nghiệp,…
Nhìn chung, công việc của các nhà tâm lý học cũng được đánh giá là khá đa dạng. Họ có thể làm các công tác giảng dạy, nghiên cứu, hoạch định những chính sách liên quan đến đời sống tâm lý được ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh, quản trị,… Chưa dừng lại ở đó, nhà tâm lý học cũng có thể tham gia vào các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.
Trên đây là bài viết Bác sĩ tâm lý học ngành gì theo những góc nhìn đa chiều của tác giả. Hy vọng những thông tin trên sẽ là “liều thuốc” hữu ích giúp các bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nếu yêu thích ngành Y Dược. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn.