Home / Tin tức / Lịch Sử Asean: Sự Hình Thành, Phát Triển Và Vai Trò

Lịch Sử Asean: Sự Hình Thành, Phát Triển Và Vai Trò

Hãy cùng tìm hiểu lịch sử Asean: Sự hình thành, phát triển và vai trò của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á qua bài viết bên dưới đây nhé!

Mục Lục

Lịch sử Asean

Sự hình thành Asean

lich-su-asean
Sự hình thành Asean

-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký tuyên bố Bangkok thành lập Asean.

-Ngày 08/01/1984, Brunei được kết nạp vào Asean.

-Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, trở thành thành viên thứ bảy.

-Tháng 7/1997, Lào và Myanmar gia nhập ASEAN.

-Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999.

Quá trình phát triển của Asean

-8/8/1967 Asean được thành lập với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực thế giới.

-Năm 1971: Asean ra tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

-Năm 1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp Asean.

-Năm 1992: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thảo thuận về khu vực Mậu dịch tự do Asean (AFTA).

-Năm 1994: Diễn đàn khu vực Asean (ARF) được thành lập.

-Năm 1995: Ký kết hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

-Tháng 12/1997 Asean đã thông qua Tầm nhìn Asean năm 2000.

-Năm 2002: Asean và Trung Quốc ký tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

-Năm 2003: Thông qua tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II.

-Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).

-1/2007: Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN. Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13.

-Ngày 15/12/2008: Hiến chương ASEAN có hiệu lực.

-Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập.

-Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC)

-11/2011 Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III).

Đọc thêm: lịch sử euro

Các nguyên tắc hoạt động và vai trò của Asean

Vai trò của Asean

lich-su-asean
Vai trò của Asean

Asean ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

-Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới: Asean là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực.

-Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0.

-Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc Asean.

-Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững.

-Nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt động của Asean.

Các nguyên tắc hoạt động của Asean

Theo Điều 2 Hiến chương ASEAN: Các nguyên tắc hoạt động của Asean cụ thể như sau:

1.Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên.

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.

3.Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.

4.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

5.Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên Asean.

6.Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài.

7.Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Asean.

8.Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến.

9.Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và đẩy mạnh công bằng xã hội.

10.Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia.

11.Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên Asean hay ngoài Asean hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên Asean.

12.Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân Asean, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng.

13.Giữ vững vai trò trung tâm của Asean trong các quan hệ về chính  trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử.

14.Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của Asean nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

Xem thêm: Lịch sử kiến trúc phương tây

Trên đây là thông tin lịch sử Asean, những thăng trầm của mô hình liên minh khu vực thống nhất mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn hiểu hơn về quan hệ gắn bó hợp tác giữa các quốc gia để cũng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói trên các diễn đàn thế giới.

Facebook Comments Box
Rate this post

About hanhthuy

Check Also

Cao đẳng Y sĩ đa khoa học ở đâu? Dễ kiếm việc không?

Là ngành mới được cấp phép đào tạo nên Cao đẳng Y sĩ đa khoa …