Home / Lịch sử Việt Nam / Lịch sử Công an nhân dân chi tiết và đầy đủ nhất

Lịch sử Công an nhân dân chi tiết và đầy đủ nhất

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân không ngừng trưởng thành về mọi mặt, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để tìm hiểu về lịch sử công an nhân dân, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Sơ lược về lịch sử Công an nhân dân

Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Đội Tự vệ đỏ được thành lập để hỗ trợ và bảo vệ quần chúng nổi dậy phá nhà giam, đốt huyện đường, vây đồn lính, làm tan rã chính quyền tay sai của đế quốc ở cơ sở; bảo vệ cán bộ; bảo vệ các phiên tòa của Xô Viết – Công Nông; giữ gìn an ninh trật tự ở những nơi có chính quyền Xô Viết.

Tháng 3/1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất thông qua Nghị quyết quan trọng về Đội Tự vệ, Đảng chỉ thị: “Mỗi ấp phải tổ chức ra Đội Tự vệ để ngăn cản những kẻ phá rối cuộc đấu tranh và đối phó với các lực lượng phản động”.

Lich-su-Cong-an-nhan-dan
Lịch sử Công an nhân dân

Xem thêm: Lịch sử máy tính phát triển qua các thời kỳ

Đầu năm 1940, Trung ương Đảng thành lập Ban Công tác đội làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn khu, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng, giải thoát cán bộ khi bị địch bắt.

Ngày 15/5/1945, Xứ ủy Bắc kỳ thành lập Đội danh dự trừ gian, có nhiệm vụ diệt trừ bọn đầu sỏ Việt gian, tuyên truyền, chiến đấu khi cần thiết.

Ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh tuyên bố thành lập khu giải phóng; đồng thời công bố 10 chính sách lớn của Việt Minh.

Ngay sau đó, các tổ chức Đội trinh sát, Đội Hộ lương diệt ác lần lượt ra đời cùng với các Đội Tự vệ đỏ, Ban Công tác đội và Đội Danh dự trừ gian làm các nhiệm vụ thủ tiêu lực lượng của phát xít Nhật, trừ khử bọn Việt gian, bọn lưu manh, bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đây chính là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam.

Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ giành thắng lợi, đập tan các cơ quan đàn áp của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, các tỉnh Bắc Bộ lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ.

Ngay-19-8-1945-Ngay-truyen-thong-cua-Cong-an-nhan-dan-Viet-Nam
Ngày 19/8/1945 Ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

Tuy tên gọi ở các vùng miền khác nhau, nhưng chúng đều có chung nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký sắc Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định: Ngày 19 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Từ đó đến nay, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ngày càng được củng cố về mặt tổ chức và lớn mạnh không ngừng, đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong các thời kỳ cách mạng.

Từ đó đến nay lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lịch sử công an nhân dân, hãy luôn tin tưởng và ủng hộ lực lượng Công an nhân dân nhé.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Huệ

Check Also

Tóm tắt lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời đại

Dân tộc ta mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến chia cắt đất nước nhưng …