Home / Lịch sử Việt Nam / Tóm tắt lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời đại

Tóm tắt lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời đại

Dân tộc ta mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến chia cắt đất nước nhưng với tinh thần dân tộc bất khả chiến bại, dân tộc ta đã giành độc lập, thống nhất đất nước. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và toàn diện về những chặng đường mà đất nước trải qua, bài viết sẽ tóm lược về lịch sử dân tộc Việt Nam ngay dưới đây.

Khái quát về lịch sử dân tộc Việt Nam

Trước năm 218 TCN, Việt Nam chưa có chính sử, lúc này truyền thuyết và lịch sử còn hòa quyện vào nhau. Do vậy giải để giải thích nguồn gốc sự tồn tại của dân tộc người ta thường hay nhắc tới các truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh – Thủy Tinh.

  • Từ năm 257 – 208 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh người Âu Việt hợp nhất với nước Văn Lang của Lạc Việt, đặt quốc hiệu nước là Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Thời kỳ này lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính truyền thuyết với việc An Dương xây thành Cổ Loa.
  • Từ năm 217 – 111 TCN, Triệu Đà, gốc người Hán, thôn tính Âu Lạc. Sự kiện này cũng được thể hiện qua truyền thuyết về mối tình Trọng Thủy, Mỵ Châu. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà lập nước Nam Việt. Nhà Triệu kéo dài 97 năm với năm đời vua: Triệu Đà, Triệu Hồ, Triệu An Tề, Triệu Hưng, Triệu Kiến Đức.
  • Năm 113, nội tình nhà Triệu rối ren, nhà Hán thừa cơ đưa quân sang đánh Nam Việt rồi đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ.
  • Từ năm 207 TCN – 39 SCN, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của nhà Hán.
Lich-su-dan-toc-Viet-Nam
Lịch sử dân tộc Việt Nam

Xem thêm: lịch sử iphone

  • Từ 40 – 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
  • Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
  • Từ năm 43 – 543, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
  • Từ năm 544 – 548, khởi nghĩa của Lý Bí 544, Lý Nam Đế xưng vương, đặt tên nước là Vạn Xuân.
  • Từ năm 548 – 571, Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương và lên ngôi vua là Triệu Việt Vương.
  • Từ 571 – 602, Lý Phật Tử, họ hàng với Lý Nam Đế tiêu diệt Triệu Việt vương và lên ngôi. Thời kỳ này phong kiến phương Bắc là nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử đầu hàng, Việt Nam bị nhà Tùy đô hộ.
  • Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường.
  • Từ 791 – 802. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi. Năm 802, nhà Đường tấn công, Việt Nam lại chịu sự đô hộ của nhà Đường.
  • Từ 905 – 938, thời kỳ xây nền tự chủ bắt đầu với chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Sau đó tiếp nối là Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ.
  • Từ 939 – 944, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa.
  • Từ 944 – 950, Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng vương.
  • Từ 950 – 965, thời kỳ Hậu Ngô vương. Con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua cho nhà Ngô.
  • Từ 968 – 980, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi, hiệu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô.
  • Từ 1005 – 1009, thời đại của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều.
  • Từ 1010 – 1028. Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi hoàng đế sau khi Lê Ngọa Triều mất. Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), mở đầu cho thời kỳ phát triển văn hóa Thăng Long.
  • Từ 1225 bắt đầu triều đại nhà Trần.
  • Từ 1400 – 1401, triều đại Hồ Quý Ly.
  • Từ 1407 – 1414, thời kỳ hậu Trần gồm các triều đại của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế chống quân Minh nhưng không thành công.
  • Từ 1428 – 1433, thời kỳ mở đầu triều đại Lê Sơ bắt đầu từ triều đại của Lê Thái Tổ.
  • Từ 1527 – 1529, triều đại nhà Mạc.
  • Từ 1533 – 1578, thời kỳ nhà Lê Trung Hưng bắt đầu.
  • Năm 1789, trận Đống Đa. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã chiến thắng quân Thanh, giành độc lập cho Tổ quốc.
  • Từ 1545 – 1788, triều đại của nhà Trịnh nắm thực quyền bên cạnh sự tồn tại của vua Lê và Chúa Nguyễn Đàng trong.
  • Năm 1548 Trịnh Kiểm bắt đầu nắm quyền binh. Triều đại của Trịnh Kiểm bắt đầu từ 1545 – 1570.
  • Từ 1672 có sự phân chia Đàng trong và Đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến.
  • 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, nhà Nguyễn khởi nghiệp với 9 đời chúa. Tới năm 1174, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân đặt quan cai trị Thuận Hóa. Nguyễn Phúc Thuần chết, kết thúc giai đoạn lịch sử 9 chúa Nguyễn Đàng trong.
  • Từ 1778 – 1802, triều đại Tây Sơn.
  • Năm 1771, anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Nhà Tây Sơn hòa hoãn với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn.
  • 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại Tây Sơn.
  • 1784 Nguyễn Ánh sang cầu viện Xiêm. Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm ở trận Rạch Giầm – Xoài Mút.
  • 1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Trịnh phù Lê.
  • 1788, Lê Chiêu Thống dẫn đường quân Thanh vào xâm lược nước ta.
  • 1789, Nguyễn Huệ chỉ huy quân đại quân đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa.
  • 1802 Nguyễn Ánh đánh kinh thành Thăng Long. Triều Tây Sơn chấm dứt.
  • Từ 1802 – 1945, triều đại của nhà Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Ánh (Gia Long).
  • 1802, sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Nguon-goc-lich-su-dan-toc-Viet-Nam
Nguồn gốc lịch sử dân tộc Việt Nam

Xem thêm: lịch sử kiến trúc phương Tây

  • Từ 1820 – 1840, triều đại của Minh Mạng.
  • Từ 1841 – 1847, triều đại của Thiệu Trị.
  • Từ 1847 – 1883, triều đại của Tự Đức.
  • 1858 Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ.
  • 1883 hòa ước Quý Mùi.
  • 1885 hòa ước Patơnốt, Việt Nam bị chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam, chịu sự bảo hộ của Pháp.
  • 1883, triều Dục Đức, chỉ tồn tại trong ba ngày.
  • 1883 (tháng 6 – tháng 11) triều đại Hiệp Hòa, tồn tại trong sáu tháng.
  • 1883 – 1884, Triều Kiến Phúc, tồn tại trong tám tháng.
  • 1884 – 1885, triều đại của Hàm Nghi nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp.
  • 1885 – 1888 triều đại Đồng Khánh.
  • 1889 – 1907 triều đại của Thành Thái. Nhà vua có ý thức tự cường nên không được thực dân Pháp chấp nhận.
  • 1907, nhà vua bị ép phải thoái vị.
  • 1907 – 1916, triều Duy Tân, nhà vua chống Pháp quyết liệt, định tổ chức khởi nghĩa thì bị lộ. Nhà vua bị Pháp đầy sang đảo Rênyông.
  • 1916 – 1925, triều Khải Định, một triều vua bù nhìn mạt hạng nhất.
  • 1926 – 1945 triều Bảo Đại. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam.
  • 3.2.1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
  • 1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • 1936 – 1939, phong trào đấu tranh đòi dân chủ công khai.
  • 2.9.1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
  • 1946 toàn quốc kháng chiến.
  • 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải ký hiệp nghị Giơnevơ lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • 1960 Đồng Khởi. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
  • 1968, tổng tiến công tết Mậu Thân. Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  • 1972 chiến thắng B52, Mỹ phải họp hội nghị ở Paris.
  • Ngày 27-1-1973, ký hiệp định Hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ rút quân.
  • 30.4.1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
  • Ngày 2-7-1976, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất quyết định đổi tên nước ta thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là lịch sử dân tộc Việt Nam mà chúng tôi đã tổng hợp muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông tin này sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn hiểu hơn về lịch sử kiến cường bất khuất của dân tộc.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Huệ

Check Also

Lịch sử Công an nhân dân chi tiết và đầy đủ nhất

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân …