Home / Tin tức / Lịch sử điện ảnh Việt Nam phát triển như thế nào?

Lịch sử điện ảnh Việt Nam phát triển như thế nào?

Lịch sử điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, điện ảnh Việt Nam vinh dự được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc. Trải qua 65 năm đủ dài để những người làm nghề có thể nhìn lại và tự hào với đóng góp vào công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Điện ảnh đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Việt Nam xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt thực hiện. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài thời kỳ Chiến tranh Việt Nam ghi dấu ấn cho nền điện ảnh cách mạng. Ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội.  Ở miền Nam có phim Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung giành những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á đạt được doanh thu cao.

Điện ảnh Việt Nam ở trong lòng mọi sự kiện lịch sử của dân tộc có thể bám sát từng bước đi được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc. Điện ảnh cách mạng Việt Nam những ngày đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Chính phủ Cách mạng lâm thời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn mới giành được độc lập, đã tổ chức một bộ phận “Điện ảnh – Nhiếp ảnh” ở miền bắc vào khoảng năm 1945-1946.

Theo Lịch sử điện ảnh Việt Nam bộ phận này đã quay phim Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về (1946), Pháp tấn công phố Hàng Than (1946), Trận đánh tại Ô Cầu Dền (1946) nhưng chưa kịp in tráng đã thất lạc. Ở Miền Nam, nhà quay phim tiền bối Khương Mễ phát triển thêm bộ môn điện ảnh do đồng chí Mai Lộc phụ trách lấy tên là tổ Nhiếp – Điện ảnh trực thuộc Ban Tuyên truyền.

Trận Mộc Hóa là bộ phim hoàn chỉnh đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam là bộ phim tài liệu đầu tiên của Điện ảnh Nam Bộ. Điện ảnh Khu 8 thực hiện những phim tài liệu như Chiến dịch Bến Tre, Xưởng dệt chị Thơm, Chiến dịch Sóc Trăng, Chiến dịch Trà Vinh, Chiến dịch La Ban – Cầu Kè, Xưởng quân giới Khu 9, Hoan nghênh Phái đoàn Chính phủ trung ương. Cuối năm 1949, Điện ảnh Khu 7 ra đời và hoàn thành các phim Trận Trảng Bàng, Trận Rạch Đông, Trận Trảng Bom, Chiến dịch Bến Cát.

lich-su-dien-anh-viet-nam
Trận Mộc Hóa là bộ phim hoàn chỉnh đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam

Những bộ phim ngùn ngụt ý chí cách mạng là nguồn động viên tinh thần to lớn đến đồng bào và chiến sĩ. Đến tháng 10-1951 ba Khu 8, 9 và 7 sáp nhập thành Điện ảnh Nam Bộ.

Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm. Người Pháp thành lập hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương. Đến năm 1927, tại Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng. Đến năm 1939, rạp chiếu phim Việt Nam lên tới con số 60. Những phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam là do người Pháp thực hiện hãng Pathé phát hành ngay từ năm 1897.

Mục Lục

Phim truyện đầu tiên

Bộ phim truyện đầu tiên là Kim Vân Kiều thực hiện năm 1923 do Công ty Chiếu bóng Đông Dương thực hiện. Năm 1925 IFEC tiếp tục thực hiện cuốn phim hài ngắn là Toufou. Năm 1927 là phim Huyền thoại bà Đế phim do Paul Numier viết kịch bản

Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương thực hiện bộ phim hài Đồng tiền kẽm tậu được ngựa dài 6 phút

Những năm cuối thập niên 1930, Việt Nam làm phim, bắt đầu cho những phim nói đầu tiên của Việt Nam. Cuối tháng 11 năm 1937 sản xuất bộ phim truyện dài Cánh đồng ma do Đàm Quang Thiện viết. Cánh đồng ma quay vào ngày 30 tháng 1 năm 1938.
Năm 1939, một hãng phim mới ra đời tại Sài Gòn là hãng Việt Nam Phim. Từ năm 1940, hãng phim Châu Á ngừng hoạt động cho đến thập niên 1960 mới hoạt động trở lại. Sang năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương không còn ai đứng ra làm phim.

Giai đoạn 1945-1954

Việt Nam khi đó kiệt quệ và vừa trải qua nạn đói năm 1945. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập

Một số nhà làm phim Cách mạng ở cả miền Nam và miền Bắc sau khi cuộc chiến Việt – Pháp bùng nổ thực hiện được những phim tài liệu như Trận Đông Khê (1950), Chiến Thắng Tây Bắc (1952), Trận Mộc Hóa (1948).

Phim Trận Mộc Hóa do Khu 8 ở miền Nam thực hiện là phim đầu tiên của nền Điện ảnh Cách mạng

Những hoạt động của các nhà làm phim điện ảnh thời kỳ này dừng lại ở thể loại phim tài liệu ngắn.

Giai đoạn 1954-1975

Hiệp định Genève năm 1954 chia Việt Nam thành Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Ở miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh với nhiều hãng phim tư nhân điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 tham dự các liên hoan phim ở Châu Á nhận được nhiều giải thưởng.

Miền Bắc sau năm 1954, các nhà làm phim vẫn tiếp tục với các phim tài liệu như Hội nghị quân sự Trung Giã, các phim thời sự về sinh hoạt của tù binh Âu – Phi, trao trả tù binh ở Tuyên Quang… Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần.

Năm 1954 toàn miền Bắc có 26 rạp và 23 đội chiếu bóng lưu động. Năm 1964 số lượng tăng lên tới 48 rạp. Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Năm 1956, Cục Điện ảnh được thành lập. ,. Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện. Trường Điện ảnh Việt Nam Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần lượt ra đời. Xưởng phim Việt Nam cũng đã làm thử một số tiểu phẩm đã dựng và quay tiểu phẩm về Võ Thị Sáu. Năm 1958, đạo diễn Mai Lộc làm bộ phim Biển động.

Giai đoạn 1959-1965

Năm 1959 là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh. Từ năm 1958 một bộ phim truyện đã được triển khai. Năm 1960 cũng là năm đánh dấu của phim hoạt hình bộ phim đầu tiên Đáng đời thằng cáo, Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học

Từ năm 1959 đến 1964, có 18 bộ phim trong đó Vợ chồng A Phủ (1961), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964)… Cô gái nông trường (1960), Khói trắng (1963).

Giai đoạn 1965-1975

Từ cuối năm 1964, Chiến tranh Việt Nam bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Thời kỳ này đội ngũ làm phim đã đa dạng và trưởng thành hơn những người được đào tạo tại trường Điện Ảnh Việt Nam khóa đầu tiên bắt đầu ra nghề và thực hiện một số bộ phim.
Năm 1972, bộ phim truyện dài 2 tập đầu tiên của Việt Nam do đạo diễn Hải Ninh thực hiện bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đã giành được giải Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973.

Một số bộ phim của giai đoạn này đáng chú ý Tiền tuyến gọi (1969) cùa Phạm Kỳ Nam, Đến hẹn lại lên (1974), Cô giáo Hạnh (1967), Bức tranh để lại (1970), Chị Nhung (1970)…

Ở miền Nam Việt Nam, các hãng phim chủ yếu sản xuất phim thương mại nhiều thể loại như hành động, tình cảm, tâm lý xã hội.

Giai đoạn 1970-1975

Cuối thập niên 1960 ở miền Nam, các hãng phim đã nhìn xa trông rộng, điện ảnh phát triển mạnh mẽ. Năm 1970 có 6 phim, năm 1971 có 24 phim hợp tác cùng các nước trong khu vực để sản xuất. Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phép nhập phim tự do.

Giai đoạn sau năm 1975

Sau năm 1975  ổn định và phát triển, điện ảnh đã có những tác phẩm với đề tài đa dạng hơn, phim đáng chú ý thời kỳ này là Mùa gió chướng (1978), Mẹ vắng nhà (1979), Sao tháng tám (1976), Mối tình đầu (1977),…

lich-su-dien-anh-viet-nam
Sau năm 1975 Điện ảnh Việt Nam đã có những tác phẩm với đề tài đa dạng hơn

Thập niên 1980, đề tài làm phim đã đa dạng hơn. Tên tuổi nhiều diễn viên như Chị Dậu (1980), Làng Vũ Đại ngày ấy (1983), Bao giờ cho đến tháng Mười (1984) và Cô gái trên sông (1986)… thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế.

Lịch sử Điện ảnh Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, đến nay đã có chỗ đứng vững vàng hơn, gặt hái được những giải thưởng lớn trên thị trường quốc tế.

Điện ảnh Việt Nam đương đại

Từ giữa thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam số lượng phim tăng lên bắt đầu bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng. Năm 2000, Điện ảnh Việt Nam đã giành được nhiều giải quan trọng. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia được xây dựng mới ở Hà Nội. Nhiều rạp chiếu phim được nâng cấp, trang bị hiện đại.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Nhâm

Check Also

Tuyển sinh Điều dưỡng Cao đẳng năm 2024 như thế nào?

Hiện nay các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đăng ký …