Home / Lịch sử Việt Nam / Lịch sử Đồng Nai quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử Đồng Nai quá trình hình thành và phát triển

Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế phía Nam, là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng được xếp vào loại đứng đầu cả nước. Vậy lịch sử đồng nai như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử Đồng Nai

Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên Nguyễn Hữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong đã thành lập dinh Trấn Biên, tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này. Năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện. Trấn Biên Hòa (gồm 1 phủ Phước Long) là một trong 5 trấn dưới thời Gia Long, thuộc Gia Định thành.

Trấn Biên Hoà (1808 – 1832) hay tỉnh Biên Hòa (1832 – 1861) có địa giới hành chính rộng lớn, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và một phần của Saigon ngày nay, với tổng diện tích lên đến trên 17.000 km².

Biên Hòa – Đồng Nai thời nhà Nguyễn

Lich-su-Dong-Nai
Lịch sử Đồng Nai

Xem thêm: Lịch sử ngày 20/10

Thành lập thêm một tỉnh đặt thêm phủ Phước Tuy, tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phước Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 Tổng là:

1 – Long Xương

2 – Long Cơ

3 – An Trạch

4 – An Viễn

5 – Tập Phước

6 – Khánh Nhơn

Như vậy tỉnh Biên Hòa có 2 phủ Phước Long và Phước Tuy.

Phủ Phước Long gồm: 2 huyện Phước Chính, Bình An và kiêm nhiếp 2 huyện Phước Bình, Nghĩa An.

Phủ Phước Tuy gồm: 2 huyện Long Thành và Phước An, và kiêm nhiếp 1 huyện Long Khánh.

Đến năm 1840 đặt thêm 4 phủ: Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi, Tân Thuận và nhiều huyện.

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Biên Hòa bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Gia Định và Định Tường.

Biên Hòa thời Pháp thuộc

Năm 1876, tỉnh Biên Hòa bị Pháp giải thể và biến thành 3 tiểu khu: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương, đổi tên tất cả các tiêu khu thành tỉnh. Thời kỳ này, địa giới tỉnh Biên Hòa bao gồm tỉnh Đồng Nai, một phần các tỉnh Bình Phước và Bình Dương hiện tại.

Năm 1939, tỉnh Biên Hòa có 5 quận: Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Uyên, Núi Bà Rá.

Lịch sử Đồng Nai – Biên Hòa thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956 Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 143-NV chia tỉnh Biên Hòa thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long (có thêm phần đất của tỉnh Thủ Dầu Một).

Theo Nghị định số 140-BNV/HC/ND của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ngày 2/5/1957, tỉnh Biên Hòa mới gồm 4 quận, 11 tổng, 84 xã:

Ngày 23/1/1959, tách một phần đất quận Tân Uyên, cùng phần đất của các tỉnh khác lập tỉnh Phước Thành. Khi đó tỉnh Biên Hòa phía bắc giáp tỉnh Phước Thành, phía đông giáp tỉnh Long Khánh, phía đông nam giáp tỉnh Phước Tuy, phía tây và tây nam giáp hai tỉnh Gia Định và Bình Dương.

Ngày 9/9/1960, tách một phần đất quận Long Thành, lập quận Nhơn Trạch, quận lỵ đặt tại Phú Thạnh. Quận Nhơn Trạch có 2 tổng: Thành Tuy Trung (7 xã) và Thành Tuy Hạ (6 xã). Đồng thời nhập 2 quận Quảng Xuyên, Cần Giờ (tỉnh Phước Tuy) vào tỉnh Biên Hòa

Dong-Nai-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien
Đồng Nai quá trình hình thành và phát triển

Xem thêm: Lịch sử Ai Cập

Ngày 22/3/1963, lập quận mới Công Thanh, gồm 2 tổng: Thanh Quan (6 xã), Thanh Phong (6 xã), quận lỵ đặt tại Tân Phú.

Năm 1972, tỉnh Biên Hòa có 6 quận là:

1 – Quận Đức Tu gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long.

2 – Quận Công Thanh gồm 13 xã: Bình Ý, Bình Hòa, Tân Triều, Bình Phước, Bình Long, Lợi Hòa, Tân Phú, Bình Thạnh, Thiện Tân, Tân Định, Đại An, Trị An, Thái Hưng.

3 – Quận Tân Uyên gồm 14 xã: An Thành, Bình Hòa, Bình Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Quới, Tân Ba, Phước Thành, Thạnh Hội, Uyên Hưng, Tân Tịch, Thường Lang, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Hòa Khánh.

4 – Quận Dĩ An gồm 8 xã: Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Hạnh, Hóa An, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình.

5 – Quận Long Thành gồm 8 xã: Tam Phước, Tam An, An Lợi, Phước Lộc, Thái Thiện, Long Phước, Long An, Lộc An.

6 – Quận Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Hội, Phước Thọ, Phước Long, Phước Lai, Phước Mĩ, Phước Thiền, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vinh Thạnh, Long Tân.

Tỉnh Đồng Nai sau 1975

Tháng 2 năm 1976, Tỉnh Biên Hòa được sáp nhập với Bà Rịa và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai mới, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ lại được tách ra để tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiện nay, địa danh Biên Hòa chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Biên Hòa, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai.

Facebook Comments Box
Rate this post

About onthi

Check Also

Lịch sử Công an nhân dân chi tiết và đầy đủ nhất

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân …