Home / Lịch sử Việt Nam / Tóm tắt lịch sử triều đại nhà Nguyễn

Tóm tắt lịch sử triều đại nhà Nguyễn

Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam là triều Nguyễn đã tồn tại trong suốt 143 năm với 13 đời vua Nguyễn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu lịch sử triều đại nhà Nguyễn.

Mục Lục

Nhà Nguyễn thành lập năm nào?

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam do các hoàng đế họ Nguyễn thuộc dòng Nguyễn Phúc lập ra. Tổ tiên của những vị vua nhà Nguyễn là chú Nguyễn từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Nguyễn Phúc Ánh chính là hoàng đế đầu tiên của dòng họ Nguyễn, ông tự xưng đế vào năm 1802. Đây cũng chính là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát – vị chúa Nguyễn áp chót ở đàng Trong. Sau khi gia tộc Nguyễn bị quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ lật đổ năm 1977, sau đó ông chạy trốn và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn. Nguyễn Asnh đã cầu sự viện trợ giúp của quân Pháp, quân Thanh làm cho Tây Sơn suy yếu.

Khi vua Quang Trung đột ngột qua đời thì Nguyễn Ánh đã giữ vững Nam Hà và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn  lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại nhà Nguyễn với tên nước Việt Nam và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.

Lịch sử nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh rất đặc biệt và cũng trải qua rất nhiều những biến cố trong suốt khoảng thời gian tồn tại.

Trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh, Nguyễn Ánh sau khi chạy trốn thì đã nằm gai nếm mật trong suốt khoảng thời gian là 25 năm và nuôi chí lớn trả thù quân Tây Sơn để đánh bại nghĩa quân Tây Sơn.

Có hai vị vua duy nhất để cầu viện đến sự giúp đỡ của những người ngoại bang để lật đổ triều đại và chiếm lấy ngai vàng chính là Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống. Nên trong lịch sử cũng có nhiều ý kiến tỏ rõ sự không đồng tình với hành động này của vị vua Nguyễn Ánh.

Vào đầu thế kỷ XIX trên thế giới là thời điểm các nước tư bản  đang phát triển rực rỡ với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ. Lúc này thì ở Việt Nam nhà nước phong kiến triều Nguyễn ra đời, vương triều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam.

Có quá nhiều các biến cố trong khoảng thời gian nhà Nguyễn tồn tại, mang lại nhiều thị phi như làm mất nước vào tay Pháp quốc, cầu viện ngoại bang, đồng  thời có nhiều công lao trong công việc thống nhất đất nước để mở mang lãnh thổ và phát triển kinh tế.

Tìm hiểu các đời vua nhà Nguyễn

Thời nhà Nguyễn có 13 vị vua Nguyễn, tóm tắt sơ lược thông tin về các vị vua như:

Vua Gia Long (1802-1819)

Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh hay còn có tên là Chủng và Noãn, đây là con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn. Phúc Ánh sinh ngày 15/1/1762.

Vào năm 1775, triều đình chúa Nguyễn đang dần bị suy sụp do khởi nghĩa  Tây Sơn, quân Trịnh chiếm vào Phú Xuân nên Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào phía Nam, sau đó ông tiếp tục tìm đủ mọi cách để tập hợp lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.

Đến năm 1792, vua Quang Trung mất, lúc này nghĩa quân Tây Sơn càng yếu hơn và quân Nguyễn ngày càng phát triển mạnh hơn. Năm 1801 thì Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy quân Nguyễn đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.

Ngày 1 tháng 2 năm 1802 thì Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân,  lấy niên hiệu là Gia Long và lập niên triều đại nhà Nguyễn. Đến 3/1804 thì vua Gia Long  đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

Sau khi làm vua được 18 năm thì Gia Long đã mất vào ngày 19/12/1820, hưởng thọ 58 tuổi.

trieu-dai-nha-nguyen
Vị vua Gia Long

Vua Minh Mạng (1820-1840)

Vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Đảm chính là con thứ 4 của vua Gia Long và Bà Nguyễn Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm 1791 ở tỉnh Gia Định.

Vào tháng 1/1820 thì Vua Minh Mạng lên ngôi và làm vua được 21 năm. Thời gian giữ ngôi thì nhà vua đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng: Cho bỏ các dinh và trấn  mà thành lập các tỉnh.

Vua Minh Mạng là người tinh thâm nho học, sùng đào Khổng Mạnh và rất quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Đến năm 1821 nhà vua đã cho dựng Quốc Tử Giám.

Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.

Vua Thiệu Trị

Vua Thiệu Trị tên là Nguyễn Phúc Miên Tông – ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa.

Vua Thiệu Trị lên ngôi vào ngày 11/2/1841 và làm vua được 7 năm thì ông mất ngày 4/10/1847, hưởng thọ 41 tuổi.

Vua Tự Đức

Vua Tự Đức tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – ông là người con thứ 2 của vua Thiệu Trị.

Ông lên ngôi vào tháng 10 năm 1847. Vua Tự Đức lên ngôi được 36 năm.

Đến ngày 16/6/1883 thì ông mất, hưởng thọ 55 tuổi.

Vua Dục Đức

Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái – con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y.

Đến năm 1896 khi vua Tự Đức chọn làm con nuôi thì đã đổi tên thành Ưng chân.

Khi Vua Tự Đức mất thì Ưng Chân được truyền ngôi.Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).

Vua Hiệp Hòa

Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật – đây là con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.

Khi Vua Dục Đức bị phế bỏ thì vào ngày 30/7/1883 Hồng Dật được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.

Vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).

Vua Kiến Phúc

Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng – đây là con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh.

Vào ngày 2-12-1883,  khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, lúc này Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.

Vua Hàm Nghi 

Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch – đây là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn.

Ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, sau khi vua Kiến Phúc mất thì Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.

Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.

Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.

Vua Đồng Khánh

Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị – đây là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai.

Năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

Vào ngày 27 tháng 12 năm 1889 vua Đồng Khánh bị bệnh và mất sau khi lên ngôi được 3 năm.

Vua thành thái

Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân – con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu.

Ngày 1 tháng 2 năm 1889, Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi. Khi này ông mới có 10 tuổi.

Vị vua này có tư tưởng tiến bộ và có tư tưởng chống Pháp. Sau khoảng 19 năm trị vì thì triều đình Huế dưới áp lực của Pháp đã lấy cơ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion.

Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.

Vua Duy Tân

Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San – con thứ 5 của vua Thành Thái.

Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.

Đây là vị vua nhỏ tuổi nhất trong 13 vị vua nhà Nguyễn nhưng ông lại có khí phách và chững chạc như một bậc đế vương.

Vào ngày 3 tháng 5 năm 1916, nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân… vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp. Tuy nhiên âm mưu đã bị bại lộ và vài ngày sau vua Duy Tân bị Pháp bắt và đày sang đảo Reunion.

Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay.

trieu-dai-nha-nguyen
Vua Duy Tân

Vua Khải Định

Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con trưởng của vua Đồng Khánh.

Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.

Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.

Vua Bảo Đại

Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy –  đây là con độc nhất của vua Khải Định.

10 tuổi Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926 và lấy niên hiệu là Bảo Đại.

Đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.

Hy vọng với những thông tin tóm tắt lịch sử triều Nguyễn ở trên bạn đọc đã trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến  thức lịch sử bổ ích.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Mai

Check Also

Lịch sử Công an nhân dân chi tiết và đầy đủ nhất

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân …