Home / Tin tức / Lịch sử về phố cổ Hội An, Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Lịch sử về phố cổ Hội An, Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985. Phố cổ Hội An, Đà Nẵng được xem như một bảo tàng sống – bảo tàng về lịch sử kiến trúc trở thành nguồn tài nguyên đưa thành phố phát triển vượt bậc. Dưới đây là những thông tin lịch sử về phố cổ Hội An.

Du khách có dịp đến phố cổ Hội An Đà Nẵng sẽ cảm nhận được sự bình yên, mộc mạc, đơn giản mang nét hoài cổ của cả cảnh vật và con người nơi đây. Hội An mang một màu sắc đặc trưng của Đà Nẵng ẩn mình ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất náo nhiệt. Có sự tương phản cả về lối sống, kiến trúc nhà ở. Hội An được xem như nguồn động lực quan trọng đưa kinh tế-xã hội Đà Nẵng phát triển vượt bậc nhờ thu hút khách du lịch. UNESCO công nhận Hội An là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999, được cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào (tháng 8/2009).

Mục Lục

Vị trí địa Lý

Phố cổ Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km. Mảnh đất này có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 hiện tại vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Khi thành lập thành phố, mảnh đất này có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cẩm An, Cửa Đại. 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Kim Cẩm Thanh, và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.

lich-su-ve-pho-co-hoi-an
Hội An là địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch

Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, trong suốt thế kỷ 17 và 18. Hội An là cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây.

Bắt đầu từ thập niên 1980, Hội An trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam nhờ những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ.

Phố cổ Hội An là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, có sự kết hợp tinh hoa của các nước Việt, Trung, Nhật, châu Âu. Về ẩm thực, kiến trúc lịch sử thiên nhiên hữu tình, vị trí thuận lợi luôn được nhiều du khách lựa chọn tới tham quan.

Danh thắng cảnh tại đô thị cổ Hội An

Chùa Cầu

Chùa Cầu nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An được xem là tài sản vô giá chính thức được chọn là biểu tượng của nơi đây. Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản. Hiện nay mang đậm kiến trúc phong cách Việt, Trung.

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù một loại thuỷ quái có đầu ở Ấn Độ. Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Chùa Cầu bắt qua con lạch thông ra sông Hoài ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thônghùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

lich-su-ve-pho-co-hoi-an
Chùa Cầu mang dấu tích lịch sử về phố cổ Hội An

Các ngôi nhà cổ

Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)

Có niên đại hơn 150 năm, một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất nơi này. Ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Nhà cổ Quân Thắng là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá Hội An, Đà Nẵng.

Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia. Nhà Tấn Ký được xây dựng cách đây gần 200 năm có kiểu kiến trúc hình ống được trạm trổ, điêu khắc rất tinh xảo với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng.

Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)

Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993. Nhà Phùng Hưng tuổi thọ hơn 100 năm, không trạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà giữ thô. Thể hiện kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông.

Các hội quán

Hội quán Phúc Kiến (Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu iễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu – thị xã Hội An)

Hội quán có giá trị đặc biệt được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện. Hội quán Triều Châu kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán Ngũ Bang do các thương khách người Hoa xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương. Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa

Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Hội quán có hoạ tiết trang trí vẻ đẹp riêng, Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu diễn ra lễ hội rất linh đình.

Các ngôi chùa cổ

Chùa Ông (Số 24. Trần Phú – thị xã Hội An)

Chùa Ông được xây dựng năm 1653, thờ tượng Quan Vân Trường có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, còn có tên gọi là Quan công Miếu.

Nhà thờ tộc Trần (Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)

Do một vị quan họ Trần xây dựng năm 1802 theo phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

Quan âm Phật tự Minh Hương (Số 7. Nguyễn Huệ – thị xã Hội An)

Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ.

Các viện bảo tàng

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An

Được thành lập vào năm 1989, tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị.

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú – thị xã Hội An)

Được xây dựng vào năm 1995, trưng bày và lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Số 149. Trần Phú – thị xã Hội An)

Bảo tàng là nơi trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ.

Facebook Comments Box
Rate this post

About Nhâm

Check Also

Tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Sài Gòn liên thông Đại học mất bao lâu?

Rất nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn lựa chọn học liên …