Trong những năm gần đây đội tuyển bóng đá Việt Nam đã tạo ra nhiều thành tích tuyệt vời dành cho người hâm mộ trong và ngoài nước. Nhưng nhiều độc giả vẫn chưa biết lịch sử bóng đá Việt Nam qua các thời kỳ và những nỗ lực của đội tuyển bóng đá nước nhà để có được thành công đó. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn lịch sử bóng đá Việt Nam.
So với nền bóng đá thế giới thì bóng đá Việt Nam xuất hiện muộn hơn mấy chục năm. Thật vậy khi bóng đá thế giới ra đời tạo sức ảnh hưởng sâu rộng đến người dân, văn hóa quốc gia thì lúc này bóng đá Việt Nam mới xuất hiện.
Qua con đường thuộc địa mà bóng đá đã du nhập vào Việt Nam, cũng chính thực dân Pháp đã đem nền văn minh như điện, đường, trường, trạm đến với Việt Nam kéo theo đó là các trò chơi như bóng đá đến nước ta.
Mục Lục
Lịch sử bóng đá Việt Nam qua từng thời kỳ
Thời kỳ sơ khai của bóng đá (1896 – 1945)
Năm 1896 khi Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, bóng đã được du nhập đầu tiên ở Nam Kỳ và sau lan ra cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Ở thời gian đầu khi du nhập vào Việt Nam chỉ được chơi phổ biến trong giới quan chức, binh lính Pháp và các thương nhân. Sau đó một thời gian người Pháp thực hiện những hoạt động khuyến khích nhân dân Việt Nam chơi bóng đá vậy nên dần được lan truyền rộng hơn ở các vùng miền khác.
Ngày 20/7/1908 trận bóng đầu tiên được diễn ra giữa các đội tuyển đều là cầu thủ người Việt.
Năm 1925 Bác sĩ Phạm Văn Tiêm cho ra đời cuốn sách hướng dẫn bóng đá và thu hút được rất nhiều sự quan tâm đến giới trẻ.
Năm 1928 ở Sài Gòn đã thành lập Tổng cục thể thao An Nam và trong thời gian đó lần đầu tiên đội tuyển bóng đá Việt Nam lần đầu tiên được đi thi đấu tại Singapore. Từ sau thời gian này tinh thần thể thao của người dân ngày càng tăng cao hơn và có nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương ở miền Nam và miền Bắc được thành lập. Đến sau thế chiến II thì các câu lạc bộ trở nên có tổ chức và hoạt động dần quy củ hơn. Từ sau năm 1945 đất nước đã giành được độc lập nhưng do dư âm chiến tranh còn lại đã làm cho đội tuyển bóng đã mất đi nhiều cơ hội phát triển.
Thời kỳ khó khăn và chiến tranh (1945 – 1991)
Ngày 19/2/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp khiến các thỏa thuận hòa bình giữa hai nước bị vô hiệu hóa. Khi tình hình chiến tranh đang căng thẳng nên các hoạt động liên quan đến bóng đá cũng bị trì hoãn. Do lại phải bước vào cuộc chiến tranh mới nên chưa kịp chuẩn bị thành lập đội tuyển quốc gia chính thức.
Cuộc chiến với Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc. Điều này dẫn đến đội tuyển song song và cùng tồn tại là Đội tuyển Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ở phía Bắc và đội tuyển Việt Nam Cộng hòa ở Phía Nam.
Năm 1961 Hội bóng đá Việt Nam là tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập và tham gia FIFA từ năm 1964. Còn ở miền Nam, Hội Túc cầu giáo cũng được thành lập và tham gia FIFA, AFC.
Vào năm 1955, 1960 đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tham gia AFC Asian Cup và dừng chân ở vị trí thứ 4.
Năm 1959 đội tuyển Việt Nam cộng hóa đã vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần đầu tiên tại Thái Lan.
Năm 1966 giành chức vô địch tại giải bóng đá giao hữu Merdeka tại Malaysia.
Mặc dù trong khu vực đội tuyển dành được rất nhiều các giải thưởng nhưng chưa có cơ hội vươn ra châu lục.
Đến ngày 30/4/1975 cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản nền bóng đá và bắt đầu đi thi đấu quốc tế tầm khu vực và Châu lục.
Trong khi đó Đội tuyển Việt Nam dân chủ Cộng hòa hoạt động ít hơn và chỉ tham gia tại các giải được tổ chức ở những nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1956 – 1966.
Vào năm 1956 đội Việt Nam dân chủ Cộng Hòa có chuyến thi đấu quốc tế lần đầu tại Trung Quốc. Ít tham dự các giải đấu quốc tế nhưng hệ thống bóng đá tại miền Bắc vẫn có sự phát triển rất tốt và thường xuyên tổ chức giải vô địch quốc gia.
Kết thục cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 hai miền Nam – Bắc thống nhất về mặt nhà nước và hình thành nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hợp nhất 2 đội tuyển thành một.
Từ năm 1976 – 1991, sự phát triển của bóng đá Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
Năm 1989 liên đoàn bóng đá được thành lập sau khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách đổi mới mang tính cách mạng. Đến tháng 8/1989 Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn bóng đá diễn ra tại Hà Nội và thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu câu chuyện Loạn Bát Vương cuối thời nhà Tấn
- Tóm tắt lịch sử âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ
Ở thời kỳ đổi mới và tái phát triển
Từ Sea game năm 1991 đội tuyển bóng đá chính thức tham gia các giải đấu quốc tế.
Năm 1996, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của AFF.
Năm 1998, Việt Nam đăng cai Tiger Cup.
Từ năm 2000 – 2007, đội tuyển tham gia thi đấu nhưng đều bị loại ở vòng bảng hoặc thua ở vòng bán kế khi giành cúp vô địch Đông Nam Á.
Đến năm 1999, Việt Nam là đội chủ nhà của Dunhill Cup. Tại giải thi đấu này các tuyển thủ đã bị loại ở bán kết trước thất bại 1 – 4 với Trung Quốc.
Năm 2007, Nước ta trở thành đội chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết sau khi để thua Iraq 0 – 2.
Năm 2008, đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên giành chức vô địch AFF kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu.
Cuối năm 2011, Việt Nam xếp thứ 99 trong top 100 FIFA sau 7 năm và dẫn đầu Đông Nam Á trong bảng xếp hạng.
Từ năm 2009 – 2014 được xem là thời kỳ suy thoái của bóng đá Việt Nam.
Thời kỳ tái thiết (2014 – 2017)
Từ năm 2014 – 2016, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Miura Toshiya đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội U23 đã tạo ra những thay đổi đáng kể.
Tại AFF Cup 2016, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã một lần nữa vào được vòng bán kết.
Thế hệ vàng mới (2017 – 2021)
Ngày 11 tháng 10 năm 2017, ông Park Hang-seo được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyệt Việt Nam.
Trong thời gian được huấn luyện viên Park dẫn dắt đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật như đi đến bán kết Asiad 2018, tứ kết Asian Cup 2019, vô địch Seagame, vào vòng loại thứ hai Word Cup 2022 khu vực Châu Á… hiện nay đội tuyển Việt Nam đã đảm bảo giữ vị trí 98 thế giới và số 1 trong khu vực Đông Nam Á theo bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới.
Trên đây là lịch sử bóng đá Việt Nam qua các thời kỳ mà chúng tôi đã chia sẻ và hy vọng đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.