Hóa học không phải là một môn khó học, tuy nhiên môn học này đòi hỏi sự chăm chỉ và khả năng tổng hợp, tư duy cao ở người học. Nếu bạn bị cảm thấy mơ hồ khi học môn Hóa thì hãy áp dụng một số cách học Hóa cho người mất gốc đơn giản và hiệu quả dưới đây.
Mục Lục
1. Nguyên nhân khiến học sinh bị “mất gốc” môn Hóa học
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bị mất gốc môn Hóa học, với các nguyên nhân chủ quan và khách quan dưới đây.
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Do chính bản thân các em học sinh không thích môn Hóa học dẫn đến việc thiếu tập trung và lơ là trong học tập.
+ Trên lớp học sinh không chú ý, tập trung nghe giảng, và lười học, không chịu làm bài tập về nhà.
+ Do không nắm được những vấn đề trọng tâm, kiến thức cơ bản của môn học này những năm học trước đó.
+ Khả năng tư duy môn Hóa học yếu, không có ý thức chủ động vươn lên trong việc học tập.
+ Không có phương pháp học tập hiệu quả, hoặc đầu tư quá nhiều vào việc học lý thuyết mà không dành thời gian cho việc thực hành hoặc làm bài tập.
– Nguyên nhân khách quan:
+ Thời lượng tiết học quá ngắn mà dung lượng kiến thức lại quá nhiều, giáo viên truyền tải kiến thức tràn lan nên học sinh không thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung bài học.
+ Nhà trường không có đủ điều kiện để học sinh thực hành các hiện tượng hóa học, mà trên thực tế nhiều em sẽ học tốt hơn nếu được thực hành thí nghiệm một cách khoa học.
+ Do áp lực, căng thẳng từ nhiều môn học khác nên nhiều học sinh không thể chú ý, tập trung học tập môn Hóa.
+ Giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc không biết cách tạo hứng thú cho học sinh, dẫn đến tình trạng các em chán nản, mất tập trung trong thời gian học.
Những cách học Hóa cho người mất gốc hiệu quả
2. Một số cách học hóa cho người mất gốc
Đối với những bạn có kết quả học tập không tốt có thể áp dụng những cách học Hóa hiệu quả cho người mất gốc dưới đây.
Lên kế hoạch học tập cụ thể và kiên trì thực hiện
Đầu tiên, bạn cần có một kế hoạch học tập cụ thể theo từng phần kiến thức. Bởi khi hoàn thành một giai đoạn nào đó sẽ tạo động lực cho bạn để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu tiếp theo.
Bạn hãy bắt đầu từ những bài tập dễ nhất, hãy tự mình giải bằng tất cả kiến thức có trong đầu. Sau đó, nếu bạn gặp khó khăn thì tham khảo lời giải và tìm ra điểm mấu chốt khi giải bài tập. Đối với những phần kiến thức chưa hiểu bạn nên ghi ra một quyển vở riêng để hỏi thầy cô và bạn bè.
Chuẩn bị những kiến thức của các môn học liên quan
Không ngẫu nhiên mà Toán – Lý – Hoá lại chung một tổ hợp, bởi kiến thức của 3 môn học này đều có sự liên quan đến nhau. Để bắt đầu học môn Hóa, bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản của các môn học có liên quan, đặc biệt là môn Toán.
Khi học môn Hóa, có một số công thức và phương trình của môn Hóa mà bạn cần phải có kiến thức của môn Toán thì mới có thể giải quyết được. Bên cạnh việc ôn lại kiến thức cơ bản của môn Toán, các bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập môn Hoá như sách giáo khoa, bảng tuần hoàn và lên kế hoạch xem lại kiến thức từ đầu.
Học bảng tuần hoàn Hóa học
Bảng tuần hoàn là thứ không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong việc học Hóa. Bởi nó là bước đầu tiên giúp bạn có thể viết phương trình, cân bằng phương trình cũng như giải một số dạng bài tập. Nếu như môn Toán có bảng cửu chương hay những hằng đẳng thức đáng nhớ thì Hóa học có bảng tuần hoàn các nguyên tố.
Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo tên các nguyên tố, hoá trị, khối lượng một cách dễ học. Nhìn vào bảng, các bạn có gần như đầy đủ các thông tin cần thiết của nguyên tố đó. Do đó, để ghi nhớ được nội dung kiến thức thì bạn hãy dán Bảng tuần hoàn Hoá ở vị trí học tập hoặc sử dụng các mẹo để học thuộc các nguyên tố Hoá học có trong bảng tuần hoàn. Đây là một cách học Hóa cho người mất gốc vô cùng hiệu quả.
Những cách học Hóa cho người mất gốc hiệu quả
➤ Xem thêm: Cách học ngoại ngữ nhanh và không bao giờ quên
Bắt đầu từ những kiến thức cơ bản
Lý do khiến một số học sinh cảm thấy gặp khó khăn khi học các môn học là các em quá vội vàng, chưa hiểu được những khái niệm cơ bản đã đi giải những bài tập khó đòi hỏi nhiều kiến thức nâng cao và tổng hợp hơn. Chính vì vậy, để ôn tập lại những kiến thức môn Hóa đã bị bỏ quên, các bạn cần học lại tất cả các khái niệm từ cơ bản nhất và những phần trọng tâm cần chú ý trong mỗi bài học.
Bạn hãy bắt đầu từ việc ôn lại những khái niệm cơ bản của hệ thống đo lường, phương pháp khoa học, danh pháp hóa học và cấu trúc nguyên tử. Trong sách giáo khoa, các khái niệm này đều được giải thích rất rõ ràng, nếu bạn chưa hiểu thì có thể tra cứu thêm thông tin trên mạng hoặc hỏi thầy cô, bạn bè.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải rèn luyện thành thạo kỹ năng viết phương trình, cách cân bằng phương trình, bởi đây là phần quan trọng để giải các dạng đề hoá học. Ngoài ra, bạn cần phải ghi nhớ các công thức Hóa học sẽ được sử dụng xuyên suốt nhiều năm học. Bạn có thể ghi nhớ bằng cách viết những kiến thức này ra sổ tay hoặc giấy nhớ và để chúng ở bất kỳ đâu bạn có thể dễ dàng thấy được.
Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau
Ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa, còn có rất nhiều khái niệm về hóa học được chia sẻ trên các trang web học tập mà bạn có thể tìm kiếm trên google. Những tài liệu dạng này thường miễn phí nên bạn dễ dàng tham khảo. Đôi khi những tài liệu học tập online này lại trình bày dễ hiểu hơn trong sách, bởi đa phần được viết dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm nên rất gần gũi và dễ hiểu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua những cuốn sách tham khảo môn Hóa học hoặc mượn chúng trên thư viện.
Liên hệ với thực tế
Môn Hóa học được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Vì vậy khi học môn này, các bạn có thể liên tưởng đến các sự vật và hiện tượng cuộc sống. Khi nắm được sự liên kết giữa những kiến thức môn Hóa học và thực tế bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ một cách tự nhiên hơn.
Ví dụ: Các đồ vật bằng bạc như vòng cổ bạc, lắc bạc… để lâu ngày thường chuyển màu thành xám đen. Có thể giải thích cho hiện tượng này là do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
Tổng hợp