Home / Tin tức / Giải đáp: Học ngành Dược có tương lai không?

Giải đáp: Học ngành Dược có tương lai không?

Mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng nhiều hơn. Điều này giúp mở rộng cơ hội việc làm cho các ngành thuộc lĩnh vực Y tế. Vậy học ngành Dược sĩ có tương lai không? Triển vọng ngành Dược ra sao? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết.

Mục Lục

Tầm quan trọng của ngành Dược hiện nay

Nhiều người cho rằng những Dược sĩ chỉ tham gia vào công việc bán thuốc chữa bệnh cho người bệnh. Tuy nhiên thực tế khi đi vào tìm hiểu kỹ mới thấy rằng ngành Dược bao gồm rất nhiều các lĩnh vực sản xuất, bào chế, kiểm định thuốc, kinh doanh thuốc…

Từ xưa đến nay ngành Dược luôn có vai trò quan trọng trong công việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho mọi người bởi Dược là ngành giúp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Đây cũng là một trong những ngành thuộc lĩnh vực Y tế được xã hội tôn vinh và coi trọng.

Ngành Dược cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe, bên cạnh đó là cách sử dụng thuốc an toàn. Dù gặp bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe người thể sẽ nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ các Dược sĩ.

hoc-nganh-duoc-co-tuong-lai-khong1
Lĩnh vực sản xuất, phân phối thuốc ngày càng phát triển mạnh mẽ

Học ngành Dược có tương lai không?

Để có câu trả lời cho việc học ngành Dược có tương lai không? Bạn đọc cần tìm hiểu những yếu tố dưới đây:

Triển vọng thị trường

  • Đến năm 2022 tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam đều có xu hướng tăng. Tăng từ 13$ lên 24$, tăng tương đương 13,4%.
  • Tính đến năm 2019 thị trường ngành Dược tại Việt Nam đã có sự thay đổi nhanh chóng, tăng từ 3,8 tỷ đô lên 7,3 tỷ đô, tương đương với 14,1%.
  • Năm 2025 dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị Y tế nhằm phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng tại Việt Nam tăng lên đến 95%.
  • Căn cứ vào tình hình thực tế nhiều chuyên gia Y tế dự báo số lượng bệnh viện công tại Việt Nam tăng lên và cả các cơ sở Y tế tư nhân cũng có xu hướng gia tăng.

Nhu cầu nhân lực ngành Dược

Thực trạng hiện nay do sự gia tăng của các cơ sở Y tế, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, những công ty Dược nên kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực ngành Dược. Dự báo sự tăng trưởng của ngành Dược sẽ tăng lên khoảng 6% trong tương lai.

Các cơ sở Y tế tư nhân ngày càng được xây dựng và phát triển nên sẽ tuyển dụng nhiều Dược sĩ để giám sát việc cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc mọi người dùng đúng cách, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó Dược sĩ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hoặc cholesterol nhanh.

Có báo cáo chỉ ra rằng nhu cầu nhân lực ngành Dược hiện nay tại Việt Nam là 25.000 người, trong đó có đến 16.000 người tham gia vào quá trình phân phối thuốc, 7000 người đảm nhiệm công việc Dược sĩ tại nhà thuốc.

Ngành Y tế nước ta hiện nay vẫn đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Dược, số người có trình độ Đại học trở lên mới đạt khoảng 19%, trong đó số lượng tiến sĩ chiếm 1,21%, thạc sĩ Dược chiếm 1,73%. Số lượng ngành Dược sĩ hàng năm tốt nghiệp khá lớn tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

hoc-nganh-duoc-co-tuong-lai-khong2
Sau khi tốt nghiệp ngành Dược sinh viên có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau

Cơ hội việc làm ngành Dược

Sau khi tốt nghiệp ngành Dược căn cứ vào nguyện vọng của bản thân mà Dược sĩ có thể đảm nhận nhiều công việc tại các cơ sở Y tế. Phần lớn những tân cử nhân ngành này đều tìm được việc làm phù hợp, có thống kê chỉ ra rằng trên 95% sinh viên sau khi học xong Cao đẳng Dược Phạm Ngọc Thạch đều tìm được việc làm và mức lương ổn định.

Các công việc phổ biến của ngành Dược như:

– Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc: Thực hiện công việc kiểm tra hiệu quả của thuốc, từ đó tìm ra tác dụng phụ hay những chống chỉ định của thuốc.

– Sản xuất thuốc: Tham gia vào những khâu trong quá trình sản xuất thuốc, báo cáo và hoàn thiện hồ sơ dược phẩm đó để đưa ra thị trường.

– Trình dược viên: Công việc của trình dược viên là giới thiệu, giải thích sản phẩm, tác dung, cách sử dụng thuốc đến bệnh nhân.

– Dược sĩ lâm sàng: Đây là một trong những công việc đặc biệt bởi họ có nhiệm vụ trao đổi với bác sĩ, các chuyên gia y tế nhằm hướng dẫn, tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.

– Dược tá: Thực hiện nhiệm vụ bán thuốc tại các trạm Y tế, công nhân Dược, trợ lý cho Dược sĩ…

Ngoài ra còn nhiều những công việc khác mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận như: Chuyên viên tư vấn Dược, trình dược viên, giảng viên giảng dạy tại các cơ sở Giáo dục, marketing Dược…

Học ngành Dược có tương lai không? Theo các số liệu, thông tin chia sẻ ở trên có thể rằng nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Dược là rất lớn và sẽ có xu hướng tăng lên trong các giai đoạn sắp tới, như vậy có thể thấy rằng Học ngành Dược có sự phát triển rộng mở trong tương lai.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)

About Mai

Check Also

Cao đẳng Y sĩ đa khoa học ở đâu? Dễ kiếm việc không?

Là ngành mới được cấp phép đào tạo nên Cao đẳng Y sĩ đa khoa …