Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc có một không hai, một di tích lịch sử đặc biệt và ấn tượng của Sài Gòn. Lịch sử Dinh Độc Lập gắn liền với những câu chuyện anh hùng, là điểm đến không thể bỏ qua khi tới TPHCM.
Mục Lục
Từ dinh Norodom tới dinh Độc Lập
Di tích Dinh Độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một điểm đến thu hút đông đảo khách tham quan. Dinh Độc Lập nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử mang một vẻ đẹp đậm chất dư âm về lịch sử.
Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh, đã tồn tại hơn 150 năm. Lúc đầu, dinh có tên là Dinh Norodom đến năm 1954, được đổi thành Dinh Độc Lập. Công trình Dinh Độc Lập này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1976. Đến năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong mười Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.
Xem thêm: Lịch sử Hai Bà Trưng: Tiểu sử và cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán
Dinh Độc Lập Sài Gòn Ở Đâu?
Dinh Độc Lập – tọa lạc tại 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Dinh Độc Lập còn được biết đến như Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Dinh Toàn quyền nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Khởi nguyên, Dinh Độc Lập được xây dựng từ năm 1868 theo lối kiến trúc cổ điển phương Tây, hoàn thành vào năm 1871.
Năm 1954, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève và rút quân khỏi Việt Nam. Ngày 7-9-1954, dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao cho đại diện chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 8-9-1954, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của gia đình Ngô Đình Diệm cùng nội các. Năm 1962, dinh Độc Lập bị phá hủy, sau đó được xây mới theo kiến trúc hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, ngày 2-11-1963 Ngô Đình Diệm bị ám sát, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Từ đó lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và trở thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Sau biến cố lịch sử vào tháng 4/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Dinh Độc Lập mở cửa cho người dân, du khách khắp nơi đến tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu.
Xem thêm: Ý nghĩa phong trào Cần Vương
Một nét kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn
Dinh Độc Lập ứng dụng nhiều loại vật liệu, công nghệ hiện đại thời bấy giờ như thang máy, kính cường lực, điều hòa không khí, là công trình kiến trúc độc đáo được thực hiện bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập có chiều cao 26m, diện tích sử dụng khoảng 20.000m2. Công trình gồm tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng. Có khoảng 100 phòng được trang trí nội thất khác nhau.
Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Còn lại các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm tranh sơn mài, non sông cẩm tú, tranh sơn dầu.
Kiến trúc của Dinh đặc biệt bởi hệ thống rèm hoa đá bao xung quanh lầu 2, rèm hoa đá được biến cách kiểu của các cung điện Cố đô Huế làm nổi bật vẻ đẹp của Dinh và có thể lấy ánh sáng mặt trời từ bên ngoài.
Đây là một công trình có ý nghĩa văn hóa cao, không chỉ được biết đến là một di tích lịch sử đặc sắc của Việt Nam mà còn có sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Bên trong Dinh Độc Lập, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng sổ thằng, đường ngang bằng. Hơn 100 căn phòng của Dinh được thiết kế theo phong cách riêng gồm các phòng khánh tiết, phòng họp nội các và phòng Tổng thống, Phó tổng thống.
Dinh Độc Lập được coi là bảo chứng lịch sử, là di tích của những cuộc chiến khốc liệt, mang vẻ đẹp văn hóa được bảo tồn qua thời gian và ẩn chứa những câu chuyện lịch sử ít người biết tới.
Trải qua thăng trầm lịch sử, dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử mà còn trở thành biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, là niềm tự hào về kiến trúc, xây dựng của người Việt Nam.