Tuy khá phổ biến ở nước ngoài song Tâm lý học là một ngành nghề mới ở Việt Nam. Đây được biết đến là ngành học đang có nhu cầu nhân lực lớn. Vậy mức lương ngành tâm lý học như thế nào? Hãy tham khảo qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
1. Tâm lý học- ngành học thiết yếu trong xã hội hiện đại
Theo chia sẻ của những chuyên gia tâm lý, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế- xã hội hiện đại, đừi sống tinh thần của con người ngày càng phong phú và trở thành thế giới kỳ bí, khó lý giải. Bên cạnh đó, con người cũng phải đối mặt với nhiều áp lực lơn như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, bạo lực học đường, tăng động giảm chú ý…ngày càng diễn biến phức tạp. Đây là lý do khiến nhu cầu thấu hiểu, tư vấn, chia sẻ theo đó cũng ngày càng cao.
Đây được xem là thách thức lớn của xã hội, song cũng là cơ hội để những sinh viên ngành tâm lý tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn sau tốt nghiệp. Tâm lý học đang là ngành nghề thu hút nhu cầu nhân lực lớn.
Ông Trần Anh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao đông TPHCM, giai đoạn 2013- 2015 đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học rất lớn, lên đến hàng nghìn người/năm. Không chỉ vậy, đây còn được đánh giá là ngành nghề có thu nhập “hấp dẫn”. Vậy mức lương của ngành Tâm lý học như thế nào?
2. Cập nhật mức lương ngành Tâm lý học tại Việt Nam
Cũng như những ngành nghề khác, mức lương của ngành tâm lý học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực chuyên môn, địa điểm làm việc hay trình độ kinh nghiệm. Thực tế, ngành Tâm lý học bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau. Dưới đây là mức lương ngành Tâm lý học bạn có thể tham khảo.
- Nhà tâm lý học thể thao
Tâm lý học thể thao chịu trách nhiệm về các thành phần tâm lý của vận động viên, tập trung vào những vấn đề như thành tích, động lực thúc đẩy vận động viên tiến đến thành công. Những chuyên viên tâm lý học trong ngành này sẽ sử dụng những kiến thức chuyên môn giúp vận động viên phát huy hết khả năng của bản thân hay hồi sức nhanh chóng sau chấn thương. Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng 45.000 USD- 80.000 USD tùy thuộc vào vận động viên.
- Nhà tâm lý học giáo dục
Kết quả khảo sát cho thấy, mức lương của những chuyên gia tâm lý học giáo dục làm việc trong hệ thống giáo dục, có nhiệm vụ chuẩn đoán cũng như khám chữa những vấn đề về hành vi và nhận thức học tập ở trẻ em. Bộ phận này thường hợp tác với giảng viên, bác sĩ để giúp đỡ học sinh giải quyết những vấn đề xã hội, hành vi, cảm xúc trong môi trường giáo dục.
- Nhà Tâm lý học Pháp Y
Để đảm nhận vị trí nhà Tâm lý học Pháp Y, bạn cần có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lâm sàng, tư vấn hoặc pháp y. Người làm việc trong chuyên ngành này sẽ làm việc với các vấn đề liên quan đến pháp luật. Công việc phổ biến là xây dựng và bổ sung hồ sơ tâm lý tội phạm, chuẩn bị những bằng chứng cần thiết để tòa án đưa ra những phán quyết chính xác. Mức lương trung bình của ngành 69.440 USD.
- Nhà Tâm lý học cố vấn
Tâm lý học cố vấn làm công việc như nhà tâm lý học lâm sàng tại những tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một trong những phạm vi lớn nhất tư vấn tâm lý. Ngành này thu hút nhu cầu nhân lực đông đảo với mức lương trung bình là 72.540 USD.
- Tâm lý học Lâm sàng
Nhà tâm lý học Lâm sàng được đào tạo để đưa ra những đánh giả, chuẩn đoán, điều trị, phòng ngừa các bệnh về tâm lý. Đây là chuyên ngành có phạm vi lớn nhất trong tâm lý học. Mức lương trung bình của ngành là 72.540 USD/năm.
- Nhà Tâm lý học Kỹ thuật
Chuyên ngành này chịu trách nhiệm cải thiện thiết kế của hệ thống, đảm bảo quá trình hoạt động trơn tu, nâng cao năng suất và giảm thiểu chấn thương cho người lao động. Mức lương trung bình năm của ngành là 79.818 USD.
Bác sĩ Tâm thần
Bác sĩ tâm thần là chuyên ngành có thu nhập cao nhất trong ngành tâm lý học. Mức lương của ngành phụ thuộc vào vị trí địa lý, lĩnh vực chuyên môn và những công việc bản thân đảm nhiệm. Mức lương trung bình năm là 167.610 USD/năm.
Trên đây là thông tin chia sẻ về mức lương ngành Tâm lý học ở Việt Nam. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.
>>> Xem ngay Học văn bằng 2 Giáo dục tiểu học để tìm hiểu cơ hội việc làm đang thiếu hụt nhân lực hiện nay.