Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất nổi tiếng tài giỏi trong việc trị nước, đồng thời cũng khét tiếng là độc ác. Cuộc đời bà đã gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử học.
Lịch sử Võ Tắc Thiên – Vị hoàng đế duy nhất của Trung Quốc
Võ Tắc Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2, 625 mất ngày 16 tháng 12 năm 705, tên thật của bà là Võ Chiếu. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời bà đã để lại tâm nguyện là quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường.
Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ, thuộc quận Tinh Châu, hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Mẹ bà là Dương Thị (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ.
Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và có danh phận là Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”, và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương.
Xem thêm: Lịch sử Ai Cập
Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông đã đón bà từ chùa Cảm Nghiệp về hoàn cung và phong làm Chiêu Nghi. Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ Thần phi làm hoàng hậu trước sự phản đối của nhiều đại thần.
Năm 660, Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu tham gia chính sự từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà, nên đã ngầm ra lệnh cho Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất bà. Sự việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu.
Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng được phong thái tử. Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay.
Xem thêm: Khái quát lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ Lý Đán lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.
Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.
Võ hậu phân vân khi chọn người truyền ngôi, giữa con ruột họ Lý và cháu ruột họ Võ. Cuối cùng với sự khuyên giải của Địch Nhân Kiệt, bà quyết định lập Lý Hiển làm thái tử. Tuy nhiên bà bắt các con thề độc rằng không được làm hại họ Võ
Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu. Bà được chôn tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Bia mộ của bà là một tấm bia để trống hoàn toàn, với ý là để đời sau phán xét.