Là ngành khoa học có tuổi đời trẻ so với những ngành khoa học khác tại Việt Nam, song ngành Tâm lý học đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành Tâm lý học có dễ xin việc? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học như thế nào?
Mục Lục
1. Ngành Tâm lý học có dễ xin việc?
Có thể thấy, cơ hội việc làm là yếu tố quan trọng thí sinh không thể bỏ qua khi chọn lựa ngành học. Đây cũng là vấn đề nhiều bạn thí sinh thắc mắc khi chọn ngành học này. Vậy ngành Tâm lý học có dễ xin việc hay không? Nhu cầu nhân lực của ngành như thế nào?
Theo phân tích của những chuyên gia, Tâm lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về kinh nghiệm, hành vi của con người thông qua những biểu hiện tâm lý. Ứng dụng của ngành được áp dụng trên nhiều lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục…
Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay, những vấn đề liên quan đến tâm lý ngày càng nhiều khiến cho nhu cầu nhân lực của ngành ngày càng tăng. Hàng năm, những cử nhân ngành Tâm lý ra trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của ngành.
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, tính đến năm 2020, thành phố cần trên 1000 vị trí nhân sự ngành tâm lý mỗi năm cho những tổ chức giáo dục, doanh nghiệp, y tế… Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lớn này thì rất nhiều cơ sở đào tạo đã mở thêm mã ngành tâm lý, ở cả hệ đào tạo Đại học và Cao đẳng. Đây được xem là cơ hội để những bạn trẻ theo đuổi đam mê với ngành Tâm lý học.
2. Ngành Tâm lý học và cơ hội việc làm? Tâm lý học ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Tâm lý học, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ưng yêu cầu công việc tại nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là những cơ hội việc làm cử nhân Tâm lý học có thể tham khảo.
- Tham tán hay nhân viên tư vấn
Đây được xem là sự chọn lựa lý tưởng cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học. Công việc này có môi trường làm việc đa dạng như hội đồng địa phương sử dụng tham tán để lắng nghe ý kiến giúp đỡ người dân, những trường đại học, học viện nhằm trợ giúp sinh viên hay các ngân hàng giúp nhân viên giảm bớt áp lực công việc…
- Cố vấn việc làm
Chuyên gia tư vấn việc làm đòi hỏi phẩm chất của một nhà tâm lý có nhìn nhận thấu đáo, có khả năng đối thoại, tìm ra ưu- nhược điểm của một cá nhân. Sau đó là kỹ năng nhận xét, đưa ra hướng dẫn và nhận xét, đánh giá để định hướng cho mọi trường công việc phù hợp.
- Nhân viên bộ phận nhân sự
Được đánh giá là chuyên ngành có khả năng thấu hiểu con người, vì thế, những cử nhân tâm lý cũng có thể ứng tuyển một vị trí trong bộ phận nhân sự. Cử nhân ngành Tâm lý học có khả năng đánh giá đúng năng lực của người khác và đặt họ vào những vị trí thích hợp. Bên cạnh đó, nhân viên bộ phận nhân sự cần có suy nghĩ chiến lược, sâu rộng những vấn đề và tìm hướng giải quyết khó khăn của công ty. Tất cả điều này đều cần khả năng quan sát và phân tích của những người theo học chuyên ngành Tâm lý.
- Nghiên cứu thị trường
Hầu hết những những vị trí tuyển dụng nhân viên khảo sát thị trường thường có sự ưu ái với những ứng viên học tâm lý học. Đặc biệt, vi trí nghiên cứu marketing cũng đòi hỏi sự hiểu biets khá tốt về những gì mọi người đang nghĩ, họ có thể phản ứng với cái gì và làm thế nào để có được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Với cách nhìn nhận và đánh giá của một nhà tâm lý học, nhân viên nghiên cứu thị trường có thể tìm ra biện pháp khả thi cho chiến lược markting của công ty.
- Giảng dạy
Bên cạnh những công việc kể trên, những cử nhân ngành Tâm lý cũng có thể tham gia hoạt động giảng dạy tại những trường Đại học, Cao đẳng có đào ạo ngành tâm lý hay tham gia giảng dạy tại những hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm tại những cơ sở đào tạo.
>>> Tham khảo ngay Cao đẳng Dược TPHCM để tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Dược.